Niềm vui của người dân đất Tổ Phú Thọ được nhân đôi, bởi “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, chỉ sau hơn một năm di sản thế giới hát Xoan Phú Thọ được vinh danh.
Niềm tự hào được nhân lên
Về vùng đất Tổ những ngày này mới thấy được hết niềm vui mừng, phấn khởi, tự hào của nhân dân nơi đây. Từ khắp các đường làng, ngõ phố, đến các gia đình, thậm chí ngay cả trên những cánh đồng đâu đâu cũng râm ran câu chuyện Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành di sản thế giới. Niềm vui, niềm tự hào của người dân được nhân lên vì từ nay vùng đất Tổ đã có tới hai di sản văn hóa thế giới. Cùng với niềm vui, niềm vinh dự, người dân đất Tổ và các cấp chính quyền địa phương càng ý thức được trách nhiệm cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Cụ Triệu Quang Chiến, gần 80 tuổi, trông coi Đền Thượng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương, huyện Lâm Thao) cho biết nghe tin Tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của cả nhân loại, cụ đi thông báo cho anh em, họ hàng, làng xóm láng giềng cùng biết, cùng chung vui.
Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, phụng thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Thế nhưng, hiếm có nơi nào mà đồng bào các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc, người Việt ở nước ngoài, đều xem mình có chung Quốc tổ, chung một cội rễ như ở Việt Nam.
[Tín ngưỡng thờ vua Hùng trở thành di sản nhân loại]
Trong tâm thức mỗi người dân Việt, vua Hùng là vị Tổ có công dựng nên quốc gia Văn Lang, nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân tộc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của các thế hệ người Việt, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng ăn sâu, bám rễ trong tâm thức người dân đất Việt. Nhiều Việt kiều xa quê hương lặn lội về đền Hùng xin nắm đất ở gần mộ Tổ, xin chút nước ở giếng Ngọc và chân nhang thờ các vua Hùng ở Đền Thượng để mang ra nước ngoài thờ cúng; nhiều tổ chức, cá nhân đã đóng góp không ít công sức, tiền của tu bổ, tôn tạo di tích thờ các vua Hùng...
Như vậy, tính độc đáo của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khác với những di sản đã được công nhận trước đó, thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ, tôn thờ Hùng Vương là tôn thờ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Cộng đồng chung tay bảo vệ
Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, niềm vui, niềm tự hào được nhân lên, nhưng trách nhiệm cũng tăng lên. Ngay sau khi hồ sơ Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của di sản.
Tỉnh sẽ tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu để người dân cùng hòa chung niềm vui, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật Di sản văn hóa qua đó nâng cao ý thức pháp luật về di sản văn hóa cho các ngành, các cấp và toàn thể cộng đồng; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết triệt để các vi phạm di tích.
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, huy động được mọi nguồn lực với sự tham gia của toàn xã hội bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để công chúng được trực tiếp tham gia, được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Ngoài ra, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý di sản văn hóa, đi đôi với chính sách đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khuyến khích họ gắn bó với nghề và tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Tỉnh cũng sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn kiểm kê khoa học về tín ngưỡng thờ các vua Hùng với các di tích trên địa bàn cả nước và một số di tích trọng điểm thờ vua Hùng ở nước ngoài; sưu tầm, nghiên cứu các nghi thức, trò diễn liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ ở các làng quê trên địa bàn; lập danh sách những người thực hành tín ngưỡng thờ các vua Hùng ở các làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ; sưu tập, phân loại, dịch ra chữ quốc ngữ các ngọc phả, văn bia, thần tích, sắc phong liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ ở các làng, các tư liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… ở nước ngoài để lưu trữ và phục vụ cho việc tiếp cận của cộng đồng.
Tăng cường bảo tồn, tôn tạo những di sản vật thể ở đền thờ vua Hùng ở các làng thuộc tỉnh Phú Thọ; hỗ trợ cộng đồng tổ chức các nhóm truyền dạy, nghi lễ, trò diễn, các thực hành xã hội của tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ...
Ngoài ra, tỉnh cũng phối hợp với Cục Di sản Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Phổ thông, Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cải tiến nâng cao chất lượng giờ dạy về các truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ trong chương trình các môn học lịch sử, ngữ văn ở các cấp học.../.
Niềm tự hào được nhân lên
Về vùng đất Tổ những ngày này mới thấy được hết niềm vui mừng, phấn khởi, tự hào của nhân dân nơi đây. Từ khắp các đường làng, ngõ phố, đến các gia đình, thậm chí ngay cả trên những cánh đồng đâu đâu cũng râm ran câu chuyện Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành di sản thế giới. Niềm vui, niềm tự hào của người dân được nhân lên vì từ nay vùng đất Tổ đã có tới hai di sản văn hóa thế giới. Cùng với niềm vui, niềm vinh dự, người dân đất Tổ và các cấp chính quyền địa phương càng ý thức được trách nhiệm cùng chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Cụ Triệu Quang Chiến, gần 80 tuổi, trông coi Đền Thượng thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng (xã Hy Cương, huyện Lâm Thao) cho biết nghe tin Tín ngưỡng thờ cùng Hùng Vương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của cả nhân loại, cụ đi thông báo cho anh em, họ hàng, làng xóm láng giềng cùng biết, cùng chung vui.
Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng có nghi lễ thờ cúng tổ tiên, phụng thờ nhân vật khai sáng dân tộc. Thế nhưng, hiếm có nơi nào mà đồng bào các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc, người Việt ở nước ngoài, đều xem mình có chung Quốc tổ, chung một cội rễ như ở Việt Nam.
[Tín ngưỡng thờ vua Hùng trở thành di sản nhân loại]
Trong tâm thức mỗi người dân Việt, vua Hùng là vị Tổ có công dựng nên quốc gia Văn Lang, nhà nước đầu tiên, sơ khai của dân tộc. Vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của các thế hệ người Việt, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ngày nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng ăn sâu, bám rễ trong tâm thức người dân đất Việt. Nhiều Việt kiều xa quê hương lặn lội về đền Hùng xin nắm đất ở gần mộ Tổ, xin chút nước ở giếng Ngọc và chân nhang thờ các vua Hùng ở Đền Thượng để mang ra nước ngoài thờ cúng; nhiều tổ chức, cá nhân đã đóng góp không ít công sức, tiền của tu bổ, tôn tạo di tích thờ các vua Hùng...
Như vậy, tính độc đáo của di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khác với những di sản đã được công nhận trước đó, thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ, tôn thờ Hùng Vương là tôn thờ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.
Cộng đồng chung tay bảo vệ
Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, niềm vui, niềm tự hào được nhân lên, nhưng trách nhiệm cũng tăng lên. Ngay sau khi hồ sơ Tín ngưỡng thời cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, bảo tồn và phát huy giá trị to lớn của di sản.
Tỉnh sẽ tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu để người dân cùng hòa chung niềm vui, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật Di sản văn hóa qua đó nâng cao ý thức pháp luật về di sản văn hóa cho các ngành, các cấp và toàn thể cộng đồng; phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và vai trò giám sát của nhân dân trong việc ngăn chặn, giải quyết triệt để các vi phạm di tích.
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh xã hội hóa, huy động được mọi nguồn lực với sự tham gia của toàn xã hội bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tạo môi trường và điều kiện tốt nhất để công chúng được trực tiếp tham gia, được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Ngoài ra, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý di sản văn hóa, đi đôi với chính sách đãi ngộ thỏa đáng để động viên, khuyến khích họ gắn bó với nghề và tiếp tục truyền nghề cho thế hệ trẻ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Tỉnh cũng sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn kiểm kê khoa học về tín ngưỡng thờ các vua Hùng với các di tích trên địa bàn cả nước và một số di tích trọng điểm thờ vua Hùng ở nước ngoài; sưu tầm, nghiên cứu các nghi thức, trò diễn liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ ở các làng quê trên địa bàn; lập danh sách những người thực hành tín ngưỡng thờ các vua Hùng ở các làng xã thuộc tỉnh Phú Thọ; sưu tập, phân loại, dịch ra chữ quốc ngữ các ngọc phả, văn bia, thần tích, sắc phong liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ ở các làng, các tư liệu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung… ở nước ngoài để lưu trữ và phục vụ cho việc tiếp cận của cộng đồng.
Tăng cường bảo tồn, tôn tạo những di sản vật thể ở đền thờ vua Hùng ở các làng thuộc tỉnh Phú Thọ; hỗ trợ cộng đồng tổ chức các nhóm truyền dạy, nghi lễ, trò diễn, các thực hành xã hội của tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ...
Ngoài ra, tỉnh cũng phối hợp với Cục Di sản Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Vụ Phổ thông, Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cải tiến nâng cao chất lượng giờ dạy về các truyền thuyết liên quan đến tín ngưỡng thờ Hùng Vương của người Việt ở Phú Thọ trong chương trình các môn học lịch sử, ngữ văn ở các cấp học.../.
Lâm Đào An (TTXVN)