Theo số liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ, tính đến ngày 1/4/2010, dân số nước này ước khoảng 308.745.538 người, tăng 9,7% trong vòng một thập kỷ qua và đây là mức tăng thấp nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 1930 của thế kỷ trước.
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo ngày 21/12, Giám đốc Cục Điều tra dân số Mỹ, ông Robert Groves, cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008-2009 vừa qua là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ tăng dân số của Mỹ.
Thêm vào đó là tâm lý truyền thống ngại sinh con trong một bộ phận dân chúng tại các nước phương Tây.
Ông Robert Groves nhấn mạnh tỷ lệ sinh ở phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khác với thời kỳ Đại suy thoái, Mỹ vẫn duy trì được lượng dân nhập cư, hiện chiếm tới 40% tổng số dân tăng thêm của nước này giai đoạn 2000-2010.
Nhờ dân nhập cư, nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn có tỷ lệ tăng dân số cao hơn nhiều nước phát triển khác, trong khi Nhật Bản và Đức đang phải đối mặt với bài toán suy giảm dân số.
Theo báo cáo được thực hiện 10 năm/lần này, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, số dân sống ở các vùng miền Tây nắng nóng cao hơn ở các khu công nghiệp và vùng nông thôn rộng lớn ở miền Trung Tây. Nevada là bang có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất (35,1%).
Trong khi đó, Michigan là bang duy nhất ghi nhận tỷ lệ dân số giảm với mức 0,6%.
Một nghiên cứu khác do Trung tâm Thống kê y tế quốc gia Mỹ công bố gần đây cũng cho thấy trong năm 2009, tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm 3%. Tuy nhiên, số con của phụ nữ Mỹ (trung bình 2 con/người) lại cao hơn so với các quốc gia phát triển khác./.
Phát biểu tại lễ công bố báo cáo ngày 21/12, Giám đốc Cục Điều tra dân số Mỹ, ông Robert Groves, cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008-2009 vừa qua là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tốc độ tăng dân số của Mỹ.
Thêm vào đó là tâm lý truyền thống ngại sinh con trong một bộ phận dân chúng tại các nước phương Tây.
Ông Robert Groves nhấn mạnh tỷ lệ sinh ở phần lớn các nước phát triển trên thế giới đều giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khác với thời kỳ Đại suy thoái, Mỹ vẫn duy trì được lượng dân nhập cư, hiện chiếm tới 40% tổng số dân tăng thêm của nước này giai đoạn 2000-2010.
Nhờ dân nhập cư, nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn có tỷ lệ tăng dân số cao hơn nhiều nước phát triển khác, trong khi Nhật Bản và Đức đang phải đối mặt với bài toán suy giảm dân số.
Theo báo cáo được thực hiện 10 năm/lần này, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, số dân sống ở các vùng miền Tây nắng nóng cao hơn ở các khu công nghiệp và vùng nông thôn rộng lớn ở miền Trung Tây. Nevada là bang có tỷ lệ gia tăng dân số cao nhất (35,1%).
Trong khi đó, Michigan là bang duy nhất ghi nhận tỷ lệ dân số giảm với mức 0,6%.
Một nghiên cứu khác do Trung tâm Thống kê y tế quốc gia Mỹ công bố gần đây cũng cho thấy trong năm 2009, tỷ lệ sinh ở Mỹ đã giảm 3%. Tuy nhiên, số con của phụ nữ Mỹ (trung bình 2 con/người) lại cao hơn so với các quốc gia phát triển khác./.
(TTXVN/Vietnam+)