Trong danh sách những thành phố lớn có chỉ số sinh hoạt phí đắt đỏ nhất thế giới, Thượng Hải, Bắc Kinh đang nhanh chóng đuổi theo Hongkong, tiến thẳng vào tốp 30.
Từ giá bất động sản tới vật giá nói chung, chi phí sinh hoạt ở các thành phố cấp một của Trung Quốc mấy năm gần đây đang “hăng hái” đuổi theo các thành phố hạng nhất trên thế giới, khiến cho đại đa số người dân, với mức thu nhập tăng không đáng kể, đều cảm thấy “chóng mặt, không biết xoay xở ra sao."
“Giá rau lại tăng rồi” - đây là cảm nhận trực quan thường gặp đối với mọi người dân Bắc Kinh trong hai, ba năm lại đây và cũng trở thành chủ đề nóng hổi của những câu chuyện bên lề.
Mấy năm trước, giá rau của Bắc Kinh và Hongkong có sự chênh lệch khá lớn, song hai năm nay, nhiều loại rau quả tại hai khu vực này có giá xấp xỉ như nhau, thậm chí một vài thực phẩm ở Bắc Kinh còn đắt hơn nhiều so với Hongkong, trong khi thu nhập bình quân đầu người ở Bắc Kinh vẫn còn kém một khoảng khá xa so với Hongkong.
Mới đây, Công ty Mercer Consulting Ltd. (nhà cung cấp số liệu thị trường và dịch vụ tư vấn quản lý nhân lực quốc tế) đã đưa ra kết quả điều tra cho thấy, trong tốp 50 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2010 có năm thành phố của Trung Quốc, trong đó có Hongkong (thứ 8), Bắc Kinh (thứ 16), Thượng Hải (thứ 25), Quảng Châu (thứ 38) và Thâm Quyến (thứ 42).
Kết quả điều tra cho thấy, sinh hoạt phí ở các thành phố cấp một của Trung Quốc đã tiến gần hoặc vượt qua tiêu chuẩn của các thành phố lớn trên thế giới.
Giá rau, gạo, thịt đều tăng đã kéo mạnh chi phí sinh hoạt. Số liệu giám sát của Bộ thương mại Trung Quốc công bố hồi tháng 8/2010 cho thấy, giá thị trường thực phẩm, tiêu dùng, nông sản của 36 thành phố lớn trọng điểm của Trung Quốc đã tăng liên tiếp trong 10 tuần. Cũng theo báo cáo, bắt đầu từ trung tuần tháng 6/2010, dường như mọi loại rau đều tăng giá, trừ một số loại bị “làm giá” quá cao như tỏi, gừng, đậu xanh ra, đến cả rau cải trắng cũng tăng hơn 60%.
Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, chi phí mọi mặt cho rau của quả đều tăng và cuối cùng đổ lên đầu người tiêu dùng. Có phân tích cho rằng, giá rau liên tục tăng trong nửa đầu năm nay, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai lũ lụt gây ra, cộng thêm giá thành trồng trọt và vận chuyển cũng tăng lên.
Để ổn định giá rau, đầu tháng Chín, Chính phủ Trung Quốc đã ra thông báo, đề ra bảy biện pháp để thúc đẩy sản xuất rau xanh, yêu cầu đảm bảo cung ứng thị trường rau, giữ giá cơ bản ổn định, làm tốt điều tiết khu vực và kịp thời dự phòng, đánh mạnh vào các hành vi đầu cơ tích trữ.
Trong khi chờ đợi các biện pháp của chính phủ có hiệu quả, người dân tại thành nhiều thành phố lớn của Trung Quốc tiếp tục phải thắt lưng buộc bụng, chịu cảnh “mua rau cũng phải tính”./.
Từ giá bất động sản tới vật giá nói chung, chi phí sinh hoạt ở các thành phố cấp một của Trung Quốc mấy năm gần đây đang “hăng hái” đuổi theo các thành phố hạng nhất trên thế giới, khiến cho đại đa số người dân, với mức thu nhập tăng không đáng kể, đều cảm thấy “chóng mặt, không biết xoay xở ra sao."
“Giá rau lại tăng rồi” - đây là cảm nhận trực quan thường gặp đối với mọi người dân Bắc Kinh trong hai, ba năm lại đây và cũng trở thành chủ đề nóng hổi của những câu chuyện bên lề.
Mấy năm trước, giá rau của Bắc Kinh và Hongkong có sự chênh lệch khá lớn, song hai năm nay, nhiều loại rau quả tại hai khu vực này có giá xấp xỉ như nhau, thậm chí một vài thực phẩm ở Bắc Kinh còn đắt hơn nhiều so với Hongkong, trong khi thu nhập bình quân đầu người ở Bắc Kinh vẫn còn kém một khoảng khá xa so với Hongkong.
Mới đây, Công ty Mercer Consulting Ltd. (nhà cung cấp số liệu thị trường và dịch vụ tư vấn quản lý nhân lực quốc tế) đã đưa ra kết quả điều tra cho thấy, trong tốp 50 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2010 có năm thành phố của Trung Quốc, trong đó có Hongkong (thứ 8), Bắc Kinh (thứ 16), Thượng Hải (thứ 25), Quảng Châu (thứ 38) và Thâm Quyến (thứ 42).
Kết quả điều tra cho thấy, sinh hoạt phí ở các thành phố cấp một của Trung Quốc đã tiến gần hoặc vượt qua tiêu chuẩn của các thành phố lớn trên thế giới.
Giá rau, gạo, thịt đều tăng đã kéo mạnh chi phí sinh hoạt. Số liệu giám sát của Bộ thương mại Trung Quốc công bố hồi tháng 8/2010 cho thấy, giá thị trường thực phẩm, tiêu dùng, nông sản của 36 thành phố lớn trọng điểm của Trung Quốc đã tăng liên tiếp trong 10 tuần. Cũng theo báo cáo, bắt đầu từ trung tuần tháng 6/2010, dường như mọi loại rau đều tăng giá, trừ một số loại bị “làm giá” quá cao như tỏi, gừng, đậu xanh ra, đến cả rau cải trắng cũng tăng hơn 60%.
Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, chi phí mọi mặt cho rau của quả đều tăng và cuối cùng đổ lên đầu người tiêu dùng. Có phân tích cho rằng, giá rau liên tục tăng trong nửa đầu năm nay, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai lũ lụt gây ra, cộng thêm giá thành trồng trọt và vận chuyển cũng tăng lên.
Để ổn định giá rau, đầu tháng Chín, Chính phủ Trung Quốc đã ra thông báo, đề ra bảy biện pháp để thúc đẩy sản xuất rau xanh, yêu cầu đảm bảo cung ứng thị trường rau, giữ giá cơ bản ổn định, làm tốt điều tiết khu vực và kịp thời dự phòng, đánh mạnh vào các hành vi đầu cơ tích trữ.
Trong khi chờ đợi các biện pháp của chính phủ có hiệu quả, người dân tại thành nhiều thành phố lớn của Trung Quốc tiếp tục phải thắt lưng buộc bụng, chịu cảnh “mua rau cũng phải tính”./.
Phan Thành Dương/Hongkong (Vietnam+)