Khi kinh tế khó khăn, mức lương vẫn giậm chân tại chỗ, có tháng thu nhập theo doanh số còn bị hụt khiến nhiều dân văn phòng cùng nhau lập "phường" buôn bán kiếm thêm đồng ra đồng vào.
Mạnh dạn lấn sân
Một năm kinh tế "buồn", không ít chị em dân văn phòng lúc nào cũng rơi vào cảnh túng thiếu, nhiều khi lại phải "tiêu trước, trả sau", đau đầu cân đối tài chính gia đình.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc "thắt lưng buộc bụng", không ít chị em đã mạnh dạn lấn sân sang làm kinh tế ngoài công việc cơ quan bằng nhiều cách.
Điển hình là mô hình tự cung, tự cấp thực phẩm tối đa cho gia đình như chị Hải Linh, 36 tuổi, nhà ở Lạc Long Quân, Tây Hồ.
Là nhân viên kinh doanh của một tập đoàn chuyên về buôn bán bất động sản, một năm thị trường "đóng băng" khiến chị Linh, vốn lương cơ quan một phần phụ thuộc vào doanh số, giờ đang trong tình trạng "kẹt".
Sẵn "máu" kinh doanh của một cựu sinh viên trường kinh tế, chị Linh lên kế hoạch làm ăn.
"Ban đầu mình xin mảnh đất trống ven hè đối diện nhà chị để trồng rau, sau đấy bắt đầu nuôi gà trên ban công và nảy ra ý tưởng góp tiền chung vốn với người thân ở quê nuôi lợn, thả cá. Mỗi lần bán lứa lợn, lứa cá nào không những có thêm đồng ra đồng vào mà còn có cả thịt, cá để ăn," chị Linh chia sẻ.
Chị Linh cho biết, mỗi lần bán lứa lợn, lứa cá, chị đều được chia lợi nhuận theo phần chị góp. Nếu chị lấy thịt thì được giá "móc hàm", chỉ rẻ bằng một nửa so với ngoài chợ. Chỉ có điều, chị có ít lựa chọn và không thường xuyên có hàng, mỗi lần phải lấy cả chục ký để tủ lạnh ăn dần.
"Không chỉ vậy, nếu chị em trong cơ quan có nhu cầu đặt, chị gom đơn hàng đủ là đánh riêng một mẻ. Vậy là riêng khoản lương thực, gia đình chị đỡ tốn ít nhiều mà dùng hàng rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng an tâm hơn," chị Linh nói.
Chị còn rủ và bày cách cho bạn bè, đồng nghiệp cùng làm. Ai có quê gần, người thân làm nông nghiệp cũng "cổ phần", có ít làm ít, có nhiều làm nhiều theo cách của chị, cùng mua bán với nhau.
Không sắc sảo như chị Linh nhưng chị Hiền, 29 tuổi, nhân viên hành chính của Viện khoa học Kỹ thuật Hạt nhân thì lđược cái "khéo tay hay làm". Sẵn nghề may vá tự học từ lâu, ngoài công việc cơ quan chị lại nhận hàng về nhà làm.
"May vá chỉ là cái thú hồi thanh niên, mình thường tự may mấy cái quần cái áo xinh xinh cho bé con ở nhà, ai ngờ đến giờ lại thành nghề," chị Hiền chia sẻ.
Chị Hiền cho biết, chồng chị mất việc sau khi công ty của anh làm ăn thua lỗ, anh phải chạy việc nơi khác, thu nhập gia đình có phần... "hụt hơi". Để đối phó với tình hình, chị Hiền đi xin nhận gia công một số khâu tại các hiệu may với điều kiện làm thêm tại nhà.
"Làm một thời gian tay nghề cũng lên theo, bây giờ mình chỉ phục vụ khách là người thân và các chị em trong cơ quan cũng đủ bận rồi," chị Hiền chia sẻ.
Vui buôn bán không quên... nhiệm vụ
Không chỉ chị Linh hay chị Hiền mà rất nhiều chị em phụ nữ văn phòng hiện nay đang phải "chân trong, chân ngoài" kiếm thêm thu nhập.
Mỗi người một sở trường, một chuyên ngành khác nhau, các chị em cùng làm, cùng chia sẻ giúp mỗi gia đình tiết kiệm được đáng kể các chi phí mua ngoài, vừa an toàn, vừa kinh tế.
"Cơ quan có mình hay đưa thịt, có chị bên kế toán thích làm ruốc, chị thì làm giò... loanh quanh bán cho nhau, làm cho nhau, gộp lại không khác gì cái nhà máy sản xuất thực phẩm" chị Linh đùa vui vẻ.
Nhưng không vì thế mà họ bỏ bê công việc. "Ham làm là thế nhưng các chị em trong cơ quan chỉ làm tại nhà và trao đổi với nhau ngoài giờ. Riêng công việc ở cơ quan vẫn phải đảm bảo tốt, năm vừa rồi phòng mình còn được danh hiệu đơn vị tiên tiến đấy," chị Linh hồ hởi.
Chị Hiền thì vẫn thường gọi vui nhóm mình là "phường buôn bán" bởi các chị đều tự làm nhiều thứ: chị thì thêu thùa, đan lát, chị thì làm thực phẩm khô, các loại đặc sản... Ngoài giúp nhau, các chị còn trao đổi "hàng hóa với cả những "phường buôn bán" ở các cơ quan khác.
Kinh tế khó khăn, các chị em dân văn phòng ngoài kiếm các công việc làm thêm bên ngoài còn cố gắng "tăng gia sản xuất", tự cung tự cấp cho gia đình, giúp đỡ lẫn nhau và quan trọng là tìm được niềm vui trong đó./.
Mạnh dạn lấn sân
Một năm kinh tế "buồn", không ít chị em dân văn phòng lúc nào cũng rơi vào cảnh túng thiếu, nhiều khi lại phải "tiêu trước, trả sau", đau đầu cân đối tài chính gia đình.
Để giải quyết vấn đề này, ngoài việc "thắt lưng buộc bụng", không ít chị em đã mạnh dạn lấn sân sang làm kinh tế ngoài công việc cơ quan bằng nhiều cách.
Điển hình là mô hình tự cung, tự cấp thực phẩm tối đa cho gia đình như chị Hải Linh, 36 tuổi, nhà ở Lạc Long Quân, Tây Hồ.
Là nhân viên kinh doanh của một tập đoàn chuyên về buôn bán bất động sản, một năm thị trường "đóng băng" khiến chị Linh, vốn lương cơ quan một phần phụ thuộc vào doanh số, giờ đang trong tình trạng "kẹt".
Sẵn "máu" kinh doanh của một cựu sinh viên trường kinh tế, chị Linh lên kế hoạch làm ăn.
"Ban đầu mình xin mảnh đất trống ven hè đối diện nhà chị để trồng rau, sau đấy bắt đầu nuôi gà trên ban công và nảy ra ý tưởng góp tiền chung vốn với người thân ở quê nuôi lợn, thả cá. Mỗi lần bán lứa lợn, lứa cá nào không những có thêm đồng ra đồng vào mà còn có cả thịt, cá để ăn," chị Linh chia sẻ.
Chị Linh cho biết, mỗi lần bán lứa lợn, lứa cá, chị đều được chia lợi nhuận theo phần chị góp. Nếu chị lấy thịt thì được giá "móc hàm", chỉ rẻ bằng một nửa so với ngoài chợ. Chỉ có điều, chị có ít lựa chọn và không thường xuyên có hàng, mỗi lần phải lấy cả chục ký để tủ lạnh ăn dần.
"Không chỉ vậy, nếu chị em trong cơ quan có nhu cầu đặt, chị gom đơn hàng đủ là đánh riêng một mẻ. Vậy là riêng khoản lương thực, gia đình chị đỡ tốn ít nhiều mà dùng hàng rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng an tâm hơn," chị Linh nói.
Chị còn rủ và bày cách cho bạn bè, đồng nghiệp cùng làm. Ai có quê gần, người thân làm nông nghiệp cũng "cổ phần", có ít làm ít, có nhiều làm nhiều theo cách của chị, cùng mua bán với nhau.
Không sắc sảo như chị Linh nhưng chị Hiền, 29 tuổi, nhân viên hành chính của Viện khoa học Kỹ thuật Hạt nhân thì lđược cái "khéo tay hay làm". Sẵn nghề may vá tự học từ lâu, ngoài công việc cơ quan chị lại nhận hàng về nhà làm.
"May vá chỉ là cái thú hồi thanh niên, mình thường tự may mấy cái quần cái áo xinh xinh cho bé con ở nhà, ai ngờ đến giờ lại thành nghề," chị Hiền chia sẻ.
Chị Hiền cho biết, chồng chị mất việc sau khi công ty của anh làm ăn thua lỗ, anh phải chạy việc nơi khác, thu nhập gia đình có phần... "hụt hơi". Để đối phó với tình hình, chị Hiền đi xin nhận gia công một số khâu tại các hiệu may với điều kiện làm thêm tại nhà.
"Làm một thời gian tay nghề cũng lên theo, bây giờ mình chỉ phục vụ khách là người thân và các chị em trong cơ quan cũng đủ bận rồi," chị Hiền chia sẻ.
Vui buôn bán không quên... nhiệm vụ
Không chỉ chị Linh hay chị Hiền mà rất nhiều chị em phụ nữ văn phòng hiện nay đang phải "chân trong, chân ngoài" kiếm thêm thu nhập.
Mỗi người một sở trường, một chuyên ngành khác nhau, các chị em cùng làm, cùng chia sẻ giúp mỗi gia đình tiết kiệm được đáng kể các chi phí mua ngoài, vừa an toàn, vừa kinh tế.
"Cơ quan có mình hay đưa thịt, có chị bên kế toán thích làm ruốc, chị thì làm giò... loanh quanh bán cho nhau, làm cho nhau, gộp lại không khác gì cái nhà máy sản xuất thực phẩm" chị Linh đùa vui vẻ.
Nhưng không vì thế mà họ bỏ bê công việc. "Ham làm là thế nhưng các chị em trong cơ quan chỉ làm tại nhà và trao đổi với nhau ngoài giờ. Riêng công việc ở cơ quan vẫn phải đảm bảo tốt, năm vừa rồi phòng mình còn được danh hiệu đơn vị tiên tiến đấy," chị Linh hồ hởi.
Chị Hiền thì vẫn thường gọi vui nhóm mình là "phường buôn bán" bởi các chị đều tự làm nhiều thứ: chị thì thêu thùa, đan lát, chị thì làm thực phẩm khô, các loại đặc sản... Ngoài giúp nhau, các chị còn trao đổi "hàng hóa với cả những "phường buôn bán" ở các cơ quan khác.
Kinh tế khó khăn, các chị em dân văn phòng ngoài kiếm các công việc làm thêm bên ngoài còn cố gắng "tăng gia sản xuất", tự cung tự cấp cho gia đình, giúp đỡ lẫn nhau và quan trọng là tìm được niềm vui trong đó./.
Quỳnh Trang (Vietnam+)