Sau Tết Nguyên đán là đến dịp nhiều gia đình lo việc giải sao xấu. Có lẽ vì thế mà tại các chùa, đền, miếu, phủ vào ngày có cúng giải sao đông nườm nượp người đi lễ. Ai ai tham gia cũng tâm niệm rằng làm lễ giải sao xấu được sẽ yên tâm cả năm.
Giải sao "trọn gói"
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, tại hầu hết các chùa ở Hà Nội người người có thể đến đăng ký dâng lễ kêu cầu giải hạn sao xấu. Những sao được xem là sao xấu chính là sao Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô...
Chị Dung (Láng Hạ) cho hay: “Với nhiều người trẻ, nhiều người bận rộn thì hiện nay dịch vụ trọn gói gửi gắm nhà chùa viết sớ hàng tháng kêu cầu được tín nhiệm. Ở những nơi được đồn là thiêng thì người nọ mách bảo người kia sẽ ngày càng đông hơn. Mỗi gia đình có mấy người, thế nào hằng năm cũng có người gặp sao chiếu mệnh xấu nên nhất định cần đi giải sao cho an lòng.”
Tại chùa Bát Tháp (phố Đội Cấn), lễ cúng dâng sao giải hạn được làm khá trang trọng và đầy đủ. Suốt khóa lễ, người đăng ký giải sao xấu ngồi khắp khuôn viên khá rộng của chùa này. Tiếng của sư thầy vang trên loa phóng thanh từng tên tuổi và địa chỉ của người muốn giải hạn, cầu an. Chị Nga (phố Đội Cấn) cho biết: "Nghe tên mình và những người trong gia đình được Thầy điểm lên như thế, tôi thấy nhẹ cả người. Đông quá, ngồi chờ thắc thỏm mãi."
Vậy mà có nơi khi phóng viên chúng tôi đến hỏi về việc cúng sao, nhà chùa có điểm tên của tín chủ trong khi lễ thì nhận được câu trả lời ngắn gọn: "Chỉ viết sớ thôi! Cầu thì phải tự đến mà khấn chứ!" Theo người phục vụ đăng ký tại chùa Phúc Khánh thì: “Nhà chùa đảm bảo sẽ viết sớ kêu cầu. Còn tín chủ vẫn phải đến lễ mới linh ứng hoàn toàn.” Chính vì đã nộp tiền nhờ nhà chùa thực hiện việc viết sớ, dâng hương nên người ta có thể cứ đứng ngoài mà khấn vái vẫn yên tâm đã được đứng lễ ở ban chính.
Và cũng chính vì người tin và ngưỡng vọng quá nhiều nên không bao giờ trong các ngày giải hạn theo lịch tháng ở đây lại có thể dễ vào được khuôn viên thờ tự. Hầu hết mọi người đứng ở ngoài khấn lễ... bổ sung để thể hiện sự thành tâm thêm vào phần đã nhờ cậy nhà chùa. Nhà chùa biết trước người chen vào được bên trong sẽ rất ít so với số người "đặt giải sao" nên đã chuẩn bị phát lộc từ ngoài đường phố.
Được biết, ở một số chùa giải một sao xấu (cho một người) là 100 nghìn đồng, nếu cầu an cho cả gia đình thì viết tên và đặt 100 nghìn đồng nữa. Theo quan sát của chúng tôi, có người ngần ngừ tiếc tiền nhưng rồi lại quyết định đăng ký cho yên tâm. Một chị đứng bên nhẩm tính với người nhà: “Đóng 100 nghìn đồng mà 12 tháng được viết sớ, dâng hương kêu cầu thì đâu có nhiều. Thôi thế là yên tâm rồi!”
Chị Lan (Thanh Xuân) chỉ định giải sao cho chồng, nhưng khi tra bảng tính sao dán trên cột của nhà chùa thấy mình cũng là sao Thái Bạch (Dân gian có câu: "Thái Bạch mất sạch cửa nhà") thì lại chạy vào đăng ký thêm… Những toan tính rất đời thường đã bị dẹp ngay sau khi nghĩ đến sự bình yên cần có suốt năm… Cứ thế, người nối người đăng ký không ngơi, giấy xếp giấy hàng chồng trong chờ đợi.
Cũng có người vì quá lo lắng hoảng hốt nên tung tiền ra mua tiền vàng giấy, ngựa xe, đồ mã đốt hàng loạt rất tốn kém và lãng phí. Lại có gia đình tìm đến "dịch vụ" giải hạn khoán trọn gói ở các điện thờ tư nhân tốn đến hàng chục triệu đồng. Đây là việc rất cần xem lại. Nhất là với nhiều người chưa ổn định tài chính mà cứ nháo nhác tốn kém giải sao xấu thì chưa biết có giải hạn được không, chỉ nhãn tiền đã khó khăn lại càng túng quẫn.
Bà Sâm (phố Vạn Bảo) cho biết: "Nếu gia đình có điều kiện thì riêng một nhà một lễ dâng sao giải hạn cầu an. Cũng có khi gộp nhiều nhà, nhiều sao khác nhau chung một buổi lễ. Tóm lại là rất linh hoạt, nhiều cách thức và cũng nhiều mức độ đóng góp. Song khốn nỗi ai cũng canh cánh như sắp gặp tai ương cần phải giải."
Cẩn thận với... tác quái “ăn theo”
Ở nhiều nơi, cổng vào đền, chùa rất hẹp, khiến người chưa quen khó mà biết lối vào, nhưng các bãi dịch vụ gửi xe ở phía ngoài thì rộng, dài tít tắp cả cây số. Người muôn nẻo tìm về lễ cầu an và giải sao xấu, khiến dịch vụ trông xe nở rộ kèm theo giá cao ngất ngưởng.
Theo quan sát của chúng tôi, từ bên ngoài cổng một số đền chùa, lẫn trong hàng người nườm nượp khấn vái, cầu an mỗi lúc lại một đông hơn, người đi lễ thấy được an tâm bởi bóng áo quân phục thấp thoáng của các chiến sĩ công an, dân phòng. Bởi thực tế “đồng hành” với người đi đền, chùa là những tệ nạn trộm cắp, các đối tượng móc túi tác quái.
Chị Hạnh, bán đồ lễ trước cổng chùa nhắc nhở chúng tôi: “Xem túi áo cẩn thận các cô nhé, lúc nãy vừa có mấy người chưa kịp giải sao thì đã phải khóc ấm ức vì bị trộm hết tài sản…”
Trung tá Ngô Trung Hòa, công an phường Thịnh Quang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự chùa Phúc Khánh cho biết: “Xác định lễ cầu an và giải sao đầu năm sẽ rất đông người, tâm lý bất an, hoảng loạn rất dễ bất cẩn tài sản do đó các đối tượng trộm cắp dễ bề ra tay và liều lĩnh. Chúng tôi đã tập trung lực lượng tối đa, cả công khai và bí mật, huy động cả lực lượng dân phòng để có thể cắm chốt, giám sát nhiều điểm trong và ngoài chùa thường xuyên cốt sao trở thành tai mắt của nhân dân."
"Nhìn chung, từ đầu năm đến nay tình hình khá an toàn, số vụ bị mất trộm có xảy ra nhưng không nhiều như mọi năm. Lực lượng dân phòng đã luôn vào vị trí từ chân cầu Ngã Tư Sở đến cổng ra vào để giữ ổn định trật tự giao thông, lực lượng cảnh phục và thường phục sẽ giữ an ninh trong chùa đề phòng nạn cướp bóc, xô lấn, hỏa hoạn…,” Trung tá Hòa nói thêm.
Thế nhưng, trên hết vẫn là người dân phải cẩn trọng, biết tự bảo vệ tài sản của mình để khi tham gia những lễ hội hay đi chùa đầu năm không phải mua thêm sực bực mình, mất của./.
Giải sao "trọn gói"
Tìm hiểu, chúng tôi được biết, tại hầu hết các chùa ở Hà Nội người người có thể đến đăng ký dâng lễ kêu cầu giải hạn sao xấu. Những sao được xem là sao xấu chính là sao Thái Bạch, La Hầu, Kế Đô...
Chị Dung (Láng Hạ) cho hay: “Với nhiều người trẻ, nhiều người bận rộn thì hiện nay dịch vụ trọn gói gửi gắm nhà chùa viết sớ hàng tháng kêu cầu được tín nhiệm. Ở những nơi được đồn là thiêng thì người nọ mách bảo người kia sẽ ngày càng đông hơn. Mỗi gia đình có mấy người, thế nào hằng năm cũng có người gặp sao chiếu mệnh xấu nên nhất định cần đi giải sao cho an lòng.”
Tại chùa Bát Tháp (phố Đội Cấn), lễ cúng dâng sao giải hạn được làm khá trang trọng và đầy đủ. Suốt khóa lễ, người đăng ký giải sao xấu ngồi khắp khuôn viên khá rộng của chùa này. Tiếng của sư thầy vang trên loa phóng thanh từng tên tuổi và địa chỉ của người muốn giải hạn, cầu an. Chị Nga (phố Đội Cấn) cho biết: "Nghe tên mình và những người trong gia đình được Thầy điểm lên như thế, tôi thấy nhẹ cả người. Đông quá, ngồi chờ thắc thỏm mãi."
Vậy mà có nơi khi phóng viên chúng tôi đến hỏi về việc cúng sao, nhà chùa có điểm tên của tín chủ trong khi lễ thì nhận được câu trả lời ngắn gọn: "Chỉ viết sớ thôi! Cầu thì phải tự đến mà khấn chứ!" Theo người phục vụ đăng ký tại chùa Phúc Khánh thì: “Nhà chùa đảm bảo sẽ viết sớ kêu cầu. Còn tín chủ vẫn phải đến lễ mới linh ứng hoàn toàn.” Chính vì đã nộp tiền nhờ nhà chùa thực hiện việc viết sớ, dâng hương nên người ta có thể cứ đứng ngoài mà khấn vái vẫn yên tâm đã được đứng lễ ở ban chính.
Và cũng chính vì người tin và ngưỡng vọng quá nhiều nên không bao giờ trong các ngày giải hạn theo lịch tháng ở đây lại có thể dễ vào được khuôn viên thờ tự. Hầu hết mọi người đứng ở ngoài khấn lễ... bổ sung để thể hiện sự thành tâm thêm vào phần đã nhờ cậy nhà chùa. Nhà chùa biết trước người chen vào được bên trong sẽ rất ít so với số người "đặt giải sao" nên đã chuẩn bị phát lộc từ ngoài đường phố.
Được biết, ở một số chùa giải một sao xấu (cho một người) là 100 nghìn đồng, nếu cầu an cho cả gia đình thì viết tên và đặt 100 nghìn đồng nữa. Theo quan sát của chúng tôi, có người ngần ngừ tiếc tiền nhưng rồi lại quyết định đăng ký cho yên tâm. Một chị đứng bên nhẩm tính với người nhà: “Đóng 100 nghìn đồng mà 12 tháng được viết sớ, dâng hương kêu cầu thì đâu có nhiều. Thôi thế là yên tâm rồi!”
Chị Lan (Thanh Xuân) chỉ định giải sao cho chồng, nhưng khi tra bảng tính sao dán trên cột của nhà chùa thấy mình cũng là sao Thái Bạch (Dân gian có câu: "Thái Bạch mất sạch cửa nhà") thì lại chạy vào đăng ký thêm… Những toan tính rất đời thường đã bị dẹp ngay sau khi nghĩ đến sự bình yên cần có suốt năm… Cứ thế, người nối người đăng ký không ngơi, giấy xếp giấy hàng chồng trong chờ đợi.
Cũng có người vì quá lo lắng hoảng hốt nên tung tiền ra mua tiền vàng giấy, ngựa xe, đồ mã đốt hàng loạt rất tốn kém và lãng phí. Lại có gia đình tìm đến "dịch vụ" giải hạn khoán trọn gói ở các điện thờ tư nhân tốn đến hàng chục triệu đồng. Đây là việc rất cần xem lại. Nhất là với nhiều người chưa ổn định tài chính mà cứ nháo nhác tốn kém giải sao xấu thì chưa biết có giải hạn được không, chỉ nhãn tiền đã khó khăn lại càng túng quẫn.
Bà Sâm (phố Vạn Bảo) cho biết: "Nếu gia đình có điều kiện thì riêng một nhà một lễ dâng sao giải hạn cầu an. Cũng có khi gộp nhiều nhà, nhiều sao khác nhau chung một buổi lễ. Tóm lại là rất linh hoạt, nhiều cách thức và cũng nhiều mức độ đóng góp. Song khốn nỗi ai cũng canh cánh như sắp gặp tai ương cần phải giải."
Cẩn thận với... tác quái “ăn theo”
Ở nhiều nơi, cổng vào đền, chùa rất hẹp, khiến người chưa quen khó mà biết lối vào, nhưng các bãi dịch vụ gửi xe ở phía ngoài thì rộng, dài tít tắp cả cây số. Người muôn nẻo tìm về lễ cầu an và giải sao xấu, khiến dịch vụ trông xe nở rộ kèm theo giá cao ngất ngưởng.
Theo quan sát của chúng tôi, từ bên ngoài cổng một số đền chùa, lẫn trong hàng người nườm nượp khấn vái, cầu an mỗi lúc lại một đông hơn, người đi lễ thấy được an tâm bởi bóng áo quân phục thấp thoáng của các chiến sĩ công an, dân phòng. Bởi thực tế “đồng hành” với người đi đền, chùa là những tệ nạn trộm cắp, các đối tượng móc túi tác quái.
Chị Hạnh, bán đồ lễ trước cổng chùa nhắc nhở chúng tôi: “Xem túi áo cẩn thận các cô nhé, lúc nãy vừa có mấy người chưa kịp giải sao thì đã phải khóc ấm ức vì bị trộm hết tài sản…”
Trung tá Ngô Trung Hòa, công an phường Thịnh Quang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự chùa Phúc Khánh cho biết: “Xác định lễ cầu an và giải sao đầu năm sẽ rất đông người, tâm lý bất an, hoảng loạn rất dễ bất cẩn tài sản do đó các đối tượng trộm cắp dễ bề ra tay và liều lĩnh. Chúng tôi đã tập trung lực lượng tối đa, cả công khai và bí mật, huy động cả lực lượng dân phòng để có thể cắm chốt, giám sát nhiều điểm trong và ngoài chùa thường xuyên cốt sao trở thành tai mắt của nhân dân."
"Nhìn chung, từ đầu năm đến nay tình hình khá an toàn, số vụ bị mất trộm có xảy ra nhưng không nhiều như mọi năm. Lực lượng dân phòng đã luôn vào vị trí từ chân cầu Ngã Tư Sở đến cổng ra vào để giữ ổn định trật tự giao thông, lực lượng cảnh phục và thường phục sẽ giữ an ninh trong chùa đề phòng nạn cướp bóc, xô lấn, hỏa hoạn…,” Trung tá Hòa nói thêm.
Thế nhưng, trên hết vẫn là người dân phải cẩn trọng, biết tự bảo vệ tài sản của mình để khi tham gia những lễ hội hay đi chùa đầu năm không phải mua thêm sực bực mình, mất của./.
Nguyễn Anh-Cẩm Thơ (Vietnam+)