Dù yêu hay ghét chính sách y tế mới của đất nước, người Mỹ không thể không thừa nhận một điều Tổng thống Barack Obama đã hoàn thành một kỳ công ngoạn mục mà các tổng thống trước ông từng "bó tay".
Ông Obama đã thuyết phục một Quốc hội Mỹ bị chia rẽ sâu sắc thông qua một văn bản "cải tổ" 1/6 nền kinh tế Mỹ - tức ngành y tế trị giá 2.500 tỷ USD của nước này.
Trên tất cả, ông đã mang lại sự thay đổi như đã hứa, mặc dù giờ đây có người sẽ hỏi rằng liệu đó có phải là kiểu thay đổi mà người Mỹ muốn.
Tác động
Luật cải cách y tế sẽ có tác động như thế nào tới nước Mỹ? Những lợi ích của chương trình cải cách y tế đã được các phương tiện truyền thông đưa suốt những ngày qua kể từ khi nó được Hạ viện thông qua với tỉ lệ sít sao.
Tuy nhiên, lý do khiến hồ sơ này vấp phải hàng loạt rào cản là bởi những ý kiến phản đối nó cũng không ít. Một số nhà phân tích cho rằng "gánh nặng" bảo hiểm đang làm các công ty làm ăn trên đất Mỹ bị mất lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Tập đoàn ôtô General Motors (GM) phải chi mỗi năm khoảng 5 tỷ USD để bảo hiểm y tế cho hơn 1,1 triệu nhân viên và công nhân của hãng, nghĩa là bảo hiểm y tế chiếm từ 1.500-2.000 USD trong mỗi chiếc ôtô xuất xưởng.
Tạp chí "Tin Mỹ và thế giới" cho rằng 15 ngành sản xuất của Mỹ sẽ bị mất công ăn việc làm, nếu chi phí bảo hiểm y tế tăng lên chiếm tới 20% GDP.
Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế cũng đang tác động tới khả năng thuê tuyển lao động lành nghề của các công ty mới thành lập và vì thế hạn chế sáng kiến sản xuất của các công ty.
Thêm nữa, các công ty bảo hiểm tư nhân dĩ nhiên không ủng hộ luật mới bởi họ bị khoác thêm nhiều trách nhiệm như không được từ chối bảo hiểm cho những trẻ em có tiền sử bệnh tật hay chấm dứt hợp đồng khi người đóng bảo hiểm bắt đầu suy giảm sức khỏe.
Các nghị sĩ Cộng hòa một mực cho rằng kế hoạch cải cách y tế khiến thâm hụt ngân sách liên bang vốn đang ở mức kỷ lục sẽ trở thành "không thể chịu nổi".
Và thách thức
Obama đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình khi ông trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên giải được bài toán cải cách y tế của đất nước, nhưng rõ ràng ông sẽ chưa được tạm xả hơi với chiến thắng này.
Chỉ vài phút sau khi ông ký ban hành đạo luật cải cách "lịch sử" đối với ngành y tế, bộ trưởng tư pháp của 14 bang đã chính thức đệ đơn khởi kiện chính phủ liên bang cho rằng đạo luật nói trên là vi hiến, bởi Hiến pháp Mỹ không cho phép chính phủ ép buộc mọi công dân và những người cư trú hợp pháp, một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức đe dọa bằng hình phạt, phải có bảo hiểm y tế đúng điều kiện.
Một số bang đã thông qua các luật ngăn chặn việc bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm y tế, trong khi một số bang khác nói rằng họ không thể chi trả những chi phí do đạo luật mới yêu cầu.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ bãi bỏ đạo luật này nếu họ giành lại được quyền kiểm soát lưỡng viện trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11 tới.
Như vậy, thách thức lớn nhất đối với ông Obama lúc này là ông phải làm sao "hàn gắn" được những chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, cũng như trong chính đảng Dân chủ của ông bởi cũng có tới 34 hạ nghị sĩ bỏ phiếu chống dự luật cải cách y tế mà ông đề xuất.
Vừa lo chống đỡ sự công kích của phe Cộng hòa, ông Obama cũng sẽ phải cố gắng làm sao "bảo toàn lực lượng" nghị sĩ Dân chủ đã "đặt cược" sự nghiệp chính trị của họ trong việc ủng hộ ông.
Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng chiến thắng trong hồ sơ y tế của ông Obama sẽ bị đánh đổi bằng thất bại của các chương trình nghị sự nội bộ khác như hồ sơ cải cách nhập cư hay năng lượng.
Bên cạnh đó, Tổng thống Obama cũng phải đối mặt với khả năng phản đối của dư luận bởi các cuộc thăm dò cho thấy người dân Mỹ cũng có ý kiến trái chiều với đạo luật cải cách y tế.
Ông Obama dự kiến vận dụng tài thương thuyết của mình để "cải thiện" con số ủng hộ mà bắt đầu sẽ là bài diễn thuyết vào ngày thứ Năm tới tại thành phố Iowa thuộc bang cùng tên. Hàng loạt sự kiện tập trung "lăngxê" kế hoạch cải cách y tế diễn ra bên ngoài thủ đô Washington, với sự tham dự của Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Dan Pfeiffer, cũng sẽ được thực hiện từ nay đến cuối năm.
Các cố vấn của Nhà Trắng cho rằng từ giờ tới tháng 11, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, còn đủ thời gian để cử tri Mỹ thấy được những lợi ích thực tế của luật chăm sóc y tế mới.
Và các mục tiêu lâu dài
Mục tiêu chính của Nhà Trắng tiếp sau kế hoạch cải cách y tế là "sự thay đổi" tập trung vào công ăn việc làm và các vấn đề dân sinh, tất cả nhằm trấn an người Mỹ vốn đang hết sức thất vọng vì tỉ lệ thất nghiệp cao và tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp.
Ngay lúc này, chính quyền của Tổng thống Obama đang nhắm tới những cải cách sâu rộng ở các ngân hàng được coi là "quá lớn không được phép sụp đổ" của Phố Wall Street.
Không như những hồ sơ pháp lý khác đang nằm trên bàn tổng thống - đáng chú ý như cải cách nhập cư và chống biến đổi khí hậu - cải cách ngân hàng dường như được phần đông người Mỹ đồng tình.
Dù khó khăn nhưng chiến thắng trong hồ sơ y tế hôm nay rõ ràng đang tạo tâm lý tự tin cần thiết để Tổng thống Obama tiếp tục thực hiện tôn chỉ tranh cử mà ông đã đưa ra khi chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ cách đây hơn một năm, đó là "thay đổi, chúng ta có thể"./.
Ông Obama đã thuyết phục một Quốc hội Mỹ bị chia rẽ sâu sắc thông qua một văn bản "cải tổ" 1/6 nền kinh tế Mỹ - tức ngành y tế trị giá 2.500 tỷ USD của nước này.
Trên tất cả, ông đã mang lại sự thay đổi như đã hứa, mặc dù giờ đây có người sẽ hỏi rằng liệu đó có phải là kiểu thay đổi mà người Mỹ muốn.
Tác động
Luật cải cách y tế sẽ có tác động như thế nào tới nước Mỹ? Những lợi ích của chương trình cải cách y tế đã được các phương tiện truyền thông đưa suốt những ngày qua kể từ khi nó được Hạ viện thông qua với tỉ lệ sít sao.
Tuy nhiên, lý do khiến hồ sơ này vấp phải hàng loạt rào cản là bởi những ý kiến phản đối nó cũng không ít. Một số nhà phân tích cho rằng "gánh nặng" bảo hiểm đang làm các công ty làm ăn trên đất Mỹ bị mất lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Tập đoàn ôtô General Motors (GM) phải chi mỗi năm khoảng 5 tỷ USD để bảo hiểm y tế cho hơn 1,1 triệu nhân viên và công nhân của hãng, nghĩa là bảo hiểm y tế chiếm từ 1.500-2.000 USD trong mỗi chiếc ôtô xuất xưởng.
Tạp chí "Tin Mỹ và thế giới" cho rằng 15 ngành sản xuất của Mỹ sẽ bị mất công ăn việc làm, nếu chi phí bảo hiểm y tế tăng lên chiếm tới 20% GDP.
Bên cạnh đó, bảo hiểm y tế cũng đang tác động tới khả năng thuê tuyển lao động lành nghề của các công ty mới thành lập và vì thế hạn chế sáng kiến sản xuất của các công ty.
Thêm nữa, các công ty bảo hiểm tư nhân dĩ nhiên không ủng hộ luật mới bởi họ bị khoác thêm nhiều trách nhiệm như không được từ chối bảo hiểm cho những trẻ em có tiền sử bệnh tật hay chấm dứt hợp đồng khi người đóng bảo hiểm bắt đầu suy giảm sức khỏe.
Các nghị sĩ Cộng hòa một mực cho rằng kế hoạch cải cách y tế khiến thâm hụt ngân sách liên bang vốn đang ở mức kỷ lục sẽ trở thành "không thể chịu nổi".
Và thách thức
Obama đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình khi ông trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên giải được bài toán cải cách y tế của đất nước, nhưng rõ ràng ông sẽ chưa được tạm xả hơi với chiến thắng này.
Chỉ vài phút sau khi ông ký ban hành đạo luật cải cách "lịch sử" đối với ngành y tế, bộ trưởng tư pháp của 14 bang đã chính thức đệ đơn khởi kiện chính phủ liên bang cho rằng đạo luật nói trên là vi hiến, bởi Hiến pháp Mỹ không cho phép chính phủ ép buộc mọi công dân và những người cư trú hợp pháp, một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức đe dọa bằng hình phạt, phải có bảo hiểm y tế đúng điều kiện.
Một số bang đã thông qua các luật ngăn chặn việc bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm y tế, trong khi một số bang khác nói rằng họ không thể chi trả những chi phí do đạo luật mới yêu cầu.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ bãi bỏ đạo luật này nếu họ giành lại được quyền kiểm soát lưỡng viện trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 11 tới.
Như vậy, thách thức lớn nhất đối với ông Obama lúc này là ông phải làm sao "hàn gắn" được những chia rẽ trong nội bộ nước Mỹ, giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, cũng như trong chính đảng Dân chủ của ông bởi cũng có tới 34 hạ nghị sĩ bỏ phiếu chống dự luật cải cách y tế mà ông đề xuất.
Vừa lo chống đỡ sự công kích của phe Cộng hòa, ông Obama cũng sẽ phải cố gắng làm sao "bảo toàn lực lượng" nghị sĩ Dân chủ đã "đặt cược" sự nghiệp chính trị của họ trong việc ủng hộ ông.
Một số nhà phân tích thậm chí còn cho rằng chiến thắng trong hồ sơ y tế của ông Obama sẽ bị đánh đổi bằng thất bại của các chương trình nghị sự nội bộ khác như hồ sơ cải cách nhập cư hay năng lượng.
Bên cạnh đó, Tổng thống Obama cũng phải đối mặt với khả năng phản đối của dư luận bởi các cuộc thăm dò cho thấy người dân Mỹ cũng có ý kiến trái chiều với đạo luật cải cách y tế.
Ông Obama dự kiến vận dụng tài thương thuyết của mình để "cải thiện" con số ủng hộ mà bắt đầu sẽ là bài diễn thuyết vào ngày thứ Năm tới tại thành phố Iowa thuộc bang cùng tên. Hàng loạt sự kiện tập trung "lăngxê" kế hoạch cải cách y tế diễn ra bên ngoài thủ đô Washington, với sự tham dự của Giám đốc truyền thông Nhà Trắng Dan Pfeiffer, cũng sẽ được thực hiện từ nay đến cuối năm.
Các cố vấn của Nhà Trắng cho rằng từ giờ tới tháng 11, thời điểm diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, còn đủ thời gian để cử tri Mỹ thấy được những lợi ích thực tế của luật chăm sóc y tế mới.
Và các mục tiêu lâu dài
Mục tiêu chính của Nhà Trắng tiếp sau kế hoạch cải cách y tế là "sự thay đổi" tập trung vào công ăn việc làm và các vấn đề dân sinh, tất cả nhằm trấn an người Mỹ vốn đang hết sức thất vọng vì tỉ lệ thất nghiệp cao và tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp.
Ngay lúc này, chính quyền của Tổng thống Obama đang nhắm tới những cải cách sâu rộng ở các ngân hàng được coi là "quá lớn không được phép sụp đổ" của Phố Wall Street.
Không như những hồ sơ pháp lý khác đang nằm trên bàn tổng thống - đáng chú ý như cải cách nhập cư và chống biến đổi khí hậu - cải cách ngân hàng dường như được phần đông người Mỹ đồng tình.
Dù khó khăn nhưng chiến thắng trong hồ sơ y tế hôm nay rõ ràng đang tạo tâm lý tự tin cần thiết để Tổng thống Obama tiếp tục thực hiện tôn chỉ tranh cử mà ông đã đưa ra khi chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống Mỹ cách đây hơn một năm, đó là "thay đổi, chúng ta có thể"./.
Đỗ Sinh (Vietnam+)