Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trình lên Quốc hội kế hoạch tạo việc làm, còn gọi là Đạo luật việc làm, với dự trù chi ra 447 tỷ USD nhằm tạo ra nhiều việc làm mới trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp hiện lên tới trên 9%, đồng thời thúc đẩy kinh tế tăng trưởng trở lại.
Mặc dù không ai có thể phủ nhận tính cần thiết của một đạo luật như vậy, song một số đề xuất được đưa ra trong Đạo luật và giải pháp tài chính cho việc triển khai thực hiện đang vấp phải sự phản đối, đặc biệt là từ phía các nghị sỹ đảng Cộng hòa ở nước này.
Kế hoạch tạo việc làm mà Tổng thống Obama đề xuất chính là gói kích thích kinh tế lớn thứ ba trong gần 3 năm qua. Việc mở rộng trợ cấp mất việc và duy trì cắt giảm thuế thu nhập cho người lao động sẽ chiếm phần lớn trong tổng kinh phí của kế hoạch này.
Bên cạnh đó, Đạo luật kêu gọi việc thực hiện các dự án xây dựng các công trình công cộng để tạo thêm việc làm, cấp tín dụng thuế cho các doanh nghiệp để họ có thể thuê thêm nhân công, hỗ trợ các chính quyền bang để tránh việc sa thải người lao động ồ ạt. Đạo luật sẽ đưa ra tạo nhiều việc làm hơn cho công nhân xây dựng, giáo viên, cựu chiến binh và những người bị mất việc dài hạn.
Đạo luật việc làm được đưa ra sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo không có việc làm mới nào được tạo ra trong tháng 8, chấm dứt 10 tháng liên tục tăng trưởng của thị trường việc làm. Số người thất nghiệp duy trì ở con số 14 triệu, và tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 9,1% và sẽ vẫn ở mức cao khoảng 9% cho đến hết năm 2012.
Để giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trên 9% trong 28 tháng qua, nền kinh tế Mỹ phải tạo ra 250.000 việc làm mới mỗi tháng.
Tính đến ngày 27/8, tại Mỹ có 3,72 triệu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp ngắn hạn và 3,6 triệu người nhận trợ cấp thất nghiệp dài hạn (hơn 4 tuần).
Trong khi đó, kinh tế Mỹ, vốn chỉ tăng trưởng 0,7% trong 6 tháng đầu năm, được cho là sẽ tiếp tục chật vật trong tương lai gần, với mức tăng trưởng dự báo 1,7% trong năm nay. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (FED) Ben Bernanke ngày 8/9 tuyên bố sẵn sàng đưa ra biện pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nhà phân tích cho rằng ít nhất FED có thể điều chỉnh số lượng mua trái phiếu của chính phủ để hạ lãi suất dài hạn thay vì tập trung vào lãi suất ngắn hạn như trong hai năm qua.
Tổng thống Obama tuyên bố khi nước Mỹ đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có thể "chấm dứt trò chơi chính trị và làm việc gì đó thực sự giúp đỡ đất nước để khôi phục lại sự công bằng và an toàn cho người dân."
Trong phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội, ông Obama nhấn mạnh những nỗ lực để tạo công ăn việc làm hiện nay là “khẩn cấp” và Quốc hội cần thông qua kế hoạch việc làm mới ngay lập tức. Ông đang làm tất cả để thuyết phục lưỡng viện trong Quốc hội và đặc biệt là Hạ viện, nơi Đảng Cộng hòa đối lập chiếm đa số, thông qua dự luật.
Tuy nhiên, một số nghị sỹ đảng Cộng hòa nói sẽ chỉ chấp nhận một số phần trong Đạo luật việc làm của Tổng thống. Họ cho rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các khoản chi cho các bang khó khăn về tài chính vốn đã có tên trong gói kích thích năm 2009 không phải là một ý tưởng hay.
Việc dành 150 tỷ USD cho các hạng mục như vậy là điều khó chấp nhận đối với người dân Mỹ. Các khoản chi này sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tiếp tục phồng to.
Sự hoài nghi của các nghị sỹ đảng Cộng hòa về tính hiệu quả của gói kích thích mới xuất phát từ những đánh giá về các chính sách kinh tế của ông Obama trong hai năm đầu trên cương vị Tổng thống mà đảng Cộng hòa xem là một sự thất bại.
Kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD được thông qua đầu năm 2009 đã không thể kìm hãm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dưới ngưỡng 8% như mong đợi của Nhà Trắng. 14 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, với trên 9% số người trong tuổi lao động không có công ăn việc làm, thất nghiệp được coi là nhược điểm của chính quyền và cá nhân ông Obama.
Bên cạnh đó, các chuyên gia về ngân sách cũng cho rằng việc thực hiện kế hoạch tạo việc làm sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên ngay cả khi Tổng thống cam kết tăng thuế, bởi Bộ Tài chính sẽ phải mất 10 năm mới có thể thu đủ 447 tỷ USD dự định chi ra.
Chính phủ Mỹ lại sẽ sớm đối mặt với việc nâng trần nợ công, trong khi đã phải vô cùng khó khăn mới đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào đầu tháng 8. Theo thỏa thuận này, trần nợ công được nâng thêm ít nhất 2,1 nghìn tỷ USD, cho phép Bộ Tài chính tiếp tục vay mượn cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
Hiện chính quyền Liên bang đang vay khoảng 125 tỷ USD mỗi tháng, có nghĩa con số sẽ là 1,875 nghìn tỷ USD trong thời gian từ tháng 8/2011-11/2012. Như vậy, nếu chi thêm 447 tỷ USD nữa, nợ công của Mỹ sẽ chạm mức trần hiện nay.
Chính quyền của Tổng thống Obama không đồng tình với quan điểm đó của giới phân tích. Người phát ngôn Bộ Tài chính Colleen Murray phủ nhận sự cần thiết của việc nâng trần nợ công trước tháng 12/2012 do việc thực hiện Đạo luật việc làm.
Tổng thống Obama nói nguồn tài chính cho kế hoạch tạo việc làm sẽ lấy từ việc tăng thuế đối với người giàu và các tập đoàn năng lượng. Cùng với các biện pháp thuế khác, tổng nguồn thu thuế bổ sung sẽ là 467 tỷ USD. Các nghị sỹ đảng Cộng hòa nói việc tăng thuế đối với các doanh nghiệp là điều mà cả lưỡng đảng trong Quốc hội trước đây đã phản đối.
Các nhà phân tích cho rằng hiện còn quá sớm để có thể biết được rằng Đạo luật việc làm có làm nên chuyện hay không, nhưng có một điều không thể phủ nhận là mối lo ngại khủng hoảng kinh tế đang đặt Tổng thống Obama vào thế bất lợi trong cuộc tái tranh cử vào năm tới, khi ông sẽ phải đối mặt với sức ép từ các đồng minh thuộc đảng Dân chủ để triển khai kế hoạch hạ tỷ lệ nghiệp đang ở mức cao hiện nay./.
Mặc dù không ai có thể phủ nhận tính cần thiết của một đạo luật như vậy, song một số đề xuất được đưa ra trong Đạo luật và giải pháp tài chính cho việc triển khai thực hiện đang vấp phải sự phản đối, đặc biệt là từ phía các nghị sỹ đảng Cộng hòa ở nước này.
Kế hoạch tạo việc làm mà Tổng thống Obama đề xuất chính là gói kích thích kinh tế lớn thứ ba trong gần 3 năm qua. Việc mở rộng trợ cấp mất việc và duy trì cắt giảm thuế thu nhập cho người lao động sẽ chiếm phần lớn trong tổng kinh phí của kế hoạch này.
Bên cạnh đó, Đạo luật kêu gọi việc thực hiện các dự án xây dựng các công trình công cộng để tạo thêm việc làm, cấp tín dụng thuế cho các doanh nghiệp để họ có thể thuê thêm nhân công, hỗ trợ các chính quyền bang để tránh việc sa thải người lao động ồ ạt. Đạo luật sẽ đưa ra tạo nhiều việc làm hơn cho công nhân xây dựng, giáo viên, cựu chiến binh và những người bị mất việc dài hạn.
Đạo luật việc làm được đưa ra sau khi Bộ Lao động Mỹ thông báo không có việc làm mới nào được tạo ra trong tháng 8, chấm dứt 10 tháng liên tục tăng trưởng của thị trường việc làm. Số người thất nghiệp duy trì ở con số 14 triệu, và tỷ lệ thất nghiệp vẫn là 9,1% và sẽ vẫn ở mức cao khoảng 9% cho đến hết năm 2012.
Để giảm mạnh tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao trên 9% trong 28 tháng qua, nền kinh tế Mỹ phải tạo ra 250.000 việc làm mới mỗi tháng.
Tính đến ngày 27/8, tại Mỹ có 3,72 triệu người đang nhận trợ cấp thất nghiệp ngắn hạn và 3,6 triệu người nhận trợ cấp thất nghiệp dài hạn (hơn 4 tuần).
Trong khi đó, kinh tế Mỹ, vốn chỉ tăng trưởng 0,7% trong 6 tháng đầu năm, được cho là sẽ tiếp tục chật vật trong tương lai gần, với mức tăng trưởng dự báo 1,7% trong năm nay. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang (FED) Ben Bernanke ngày 8/9 tuyên bố sẵn sàng đưa ra biện pháp mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nhà phân tích cho rằng ít nhất FED có thể điều chỉnh số lượng mua trái phiếu của chính phủ để hạ lãi suất dài hạn thay vì tập trung vào lãi suất ngắn hạn như trong hai năm qua.
Tổng thống Obama tuyên bố khi nước Mỹ đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có thể "chấm dứt trò chơi chính trị và làm việc gì đó thực sự giúp đỡ đất nước để khôi phục lại sự công bằng và an toàn cho người dân."
Trong phát biểu trước lưỡng viện Quốc hội, ông Obama nhấn mạnh những nỗ lực để tạo công ăn việc làm hiện nay là “khẩn cấp” và Quốc hội cần thông qua kế hoạch việc làm mới ngay lập tức. Ông đang làm tất cả để thuyết phục lưỡng viện trong Quốc hội và đặc biệt là Hạ viện, nơi Đảng Cộng hòa đối lập chiếm đa số, thông qua dự luật.
Tuy nhiên, một số nghị sỹ đảng Cộng hòa nói sẽ chỉ chấp nhận một số phần trong Đạo luật việc làm của Tổng thống. Họ cho rằng việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các khoản chi cho các bang khó khăn về tài chính vốn đã có tên trong gói kích thích năm 2009 không phải là một ý tưởng hay.
Việc dành 150 tỷ USD cho các hạng mục như vậy là điều khó chấp nhận đối với người dân Mỹ. Các khoản chi này sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tiếp tục phồng to.
Sự hoài nghi của các nghị sỹ đảng Cộng hòa về tính hiệu quả của gói kích thích mới xuất phát từ những đánh giá về các chính sách kinh tế của ông Obama trong hai năm đầu trên cương vị Tổng thống mà đảng Cộng hòa xem là một sự thất bại.
Kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD được thông qua đầu năm 2009 đã không thể kìm hãm tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dưới ngưỡng 8% như mong đợi của Nhà Trắng. 14 tháng trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, với trên 9% số người trong tuổi lao động không có công ăn việc làm, thất nghiệp được coi là nhược điểm của chính quyền và cá nhân ông Obama.
Bên cạnh đó, các chuyên gia về ngân sách cũng cho rằng việc thực hiện kế hoạch tạo việc làm sẽ khiến thâm hụt ngân sách liên bang tăng lên ngay cả khi Tổng thống cam kết tăng thuế, bởi Bộ Tài chính sẽ phải mất 10 năm mới có thể thu đủ 447 tỷ USD dự định chi ra.
Chính phủ Mỹ lại sẽ sớm đối mặt với việc nâng trần nợ công, trong khi đã phải vô cùng khó khăn mới đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào đầu tháng 8. Theo thỏa thuận này, trần nợ công được nâng thêm ít nhất 2,1 nghìn tỷ USD, cho phép Bộ Tài chính tiếp tục vay mượn cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.
Hiện chính quyền Liên bang đang vay khoảng 125 tỷ USD mỗi tháng, có nghĩa con số sẽ là 1,875 nghìn tỷ USD trong thời gian từ tháng 8/2011-11/2012. Như vậy, nếu chi thêm 447 tỷ USD nữa, nợ công của Mỹ sẽ chạm mức trần hiện nay.
Chính quyền của Tổng thống Obama không đồng tình với quan điểm đó của giới phân tích. Người phát ngôn Bộ Tài chính Colleen Murray phủ nhận sự cần thiết của việc nâng trần nợ công trước tháng 12/2012 do việc thực hiện Đạo luật việc làm.
Tổng thống Obama nói nguồn tài chính cho kế hoạch tạo việc làm sẽ lấy từ việc tăng thuế đối với người giàu và các tập đoàn năng lượng. Cùng với các biện pháp thuế khác, tổng nguồn thu thuế bổ sung sẽ là 467 tỷ USD. Các nghị sỹ đảng Cộng hòa nói việc tăng thuế đối với các doanh nghiệp là điều mà cả lưỡng đảng trong Quốc hội trước đây đã phản đối.
Các nhà phân tích cho rằng hiện còn quá sớm để có thể biết được rằng Đạo luật việc làm có làm nên chuyện hay không, nhưng có một điều không thể phủ nhận là mối lo ngại khủng hoảng kinh tế đang đặt Tổng thống Obama vào thế bất lợi trong cuộc tái tranh cử vào năm tới, khi ông sẽ phải đối mặt với sức ép từ các đồng minh thuộc đảng Dân chủ để triển khai kế hoạch hạ tỷ lệ nghiệp đang ở mức cao hiện nay./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)