Trước tình trạng các website của Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công dồn dập, Công ty Công nghệ thông tin Hà Nội CTT đã mở một lớp đào tạo “Hacker mũ trắng” nhằm nâng cao bảo mật cho các doanh nghiệp.
Theo Hà Nội CTT, khóa học đã được EC-Council (Hội đồng Quốc tế Tư vấn Thương mại điện tử) ủy quyền. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc tế.
Chương trình đào tạo Hacker mũ trắng (CEH) sẽ giúp học viên có được một cách nhìn toàn diện nhất về tình hình an toàn an ninh của hệ thống mà mình đang làm chủ. Từ đó, họ sẽ có những biện pháp thay đổi để tăng cường hơn nữa sự an toàn đang có.
Được biết, phiên bản 7 của chương trình đã chính thức được EC-Council triển khai tại 35 trung tâm đào tạo trên thế giới từ tháng 3/2011. Phiên bản này có điểm nổi bật là iLab (kiểm tra lỗ hổng trong một môi trường máy chủ thực) và Frankenstein (kiểm tra kho chứa mã và lưu trữ video).
Các phòng iLab của CEHv7 được thiết lập dựa trên "phòng thí nghiệm ảo" cho phép học viên có thể đăng nhập vào một máy ảo từ xa đang chạy Windows 2003 Server để thực hiện các bài tập khác nhau đặc trưng trong “Hướng dẫn CEHv7 Lab”. Ngoài ra, Frankenstein cũng cho phép người dùng có thể tải về, tìm kiếm và cài đặt các hacking mới nhất và các công cụ kiểm tra thâm nhập.
Khóa học Hacker mũ trắng khai giảng vào ngày 20/6/2011, giảng viên là ông Nimalan Sivananthan-Chuyên gia kinh nghiệm trong việc triển khai và đào tạo về các giải pháp bảo mật cho nhiều cơ quan Chính phủ như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei…/.
Theo Hà Nội CTT, khóa học đã được EC-Council (Hội đồng Quốc tế Tư vấn Thương mại điện tử) ủy quyền. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp chứng chỉ quốc tế.
Chương trình đào tạo Hacker mũ trắng (CEH) sẽ giúp học viên có được một cách nhìn toàn diện nhất về tình hình an toàn an ninh của hệ thống mà mình đang làm chủ. Từ đó, họ sẽ có những biện pháp thay đổi để tăng cường hơn nữa sự an toàn đang có.
Được biết, phiên bản 7 của chương trình đã chính thức được EC-Council triển khai tại 35 trung tâm đào tạo trên thế giới từ tháng 3/2011. Phiên bản này có điểm nổi bật là iLab (kiểm tra lỗ hổng trong một môi trường máy chủ thực) và Frankenstein (kiểm tra kho chứa mã và lưu trữ video).
Các phòng iLab của CEHv7 được thiết lập dựa trên "phòng thí nghiệm ảo" cho phép học viên có thể đăng nhập vào một máy ảo từ xa đang chạy Windows 2003 Server để thực hiện các bài tập khác nhau đặc trưng trong “Hướng dẫn CEHv7 Lab”. Ngoài ra, Frankenstein cũng cho phép người dùng có thể tải về, tìm kiếm và cài đặt các hacking mới nhất và các công cụ kiểm tra thâm nhập.
Khóa học Hacker mũ trắng khai giảng vào ngày 20/6/2011, giảng viên là ông Nimalan Sivananthan-Chuyên gia kinh nghiệm trong việc triển khai và đào tạo về các giải pháp bảo mật cho nhiều cơ quan Chính phủ như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei…/.
Phương Chi (Vietnam+)