Bộ Công Thương cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, nguồn cung 12 mặt hàng thiết yếu đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Cụ thể, mặt hàng lương thực, với tổng nguồn cung năm 2010 là 39,8 triệu tấn lúa và tồn kho từ năm trước chuyển sang là 0,9 triệu tấn, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước là 27,5 triệu tấn lúa trong năm nay.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tính toán với lượng lúa hàng hóa khoảng 12,3 triệu tấn, sẽ cho phép xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng những tháng đầu năm 2011. Một số loại gạo chất lượng cao có thể tăng giá trong dịp sát Tết Nguyên đán.
Đối với mặt hàng phân bón, Bộ Công Thương ước tính nguồn cung urê trong tháng 12 này là khoảng 195.000 tấn, bao gồm sản xuất trong nước 95.000 tấn và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn, nâng nguồn cung cả năm lên gần 1,9 triệu tấn urê, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu dự kiến cả năm là 1,8 triệu tấn urê.
Hiện nay, sau khi giá phân bón trong nước tăng lên mức cao, cùng với động thái tăng giá trần urê của Đạm Phú Mỹ lên mức 7.400 đồng/kg, lượng phân bón nhập khẩu đã tăng mạnh. Các nhà máy phân bón trong nước cũng đẩy mạnh cung ứng ra thị trường nên nguồn cung tại các địa phương đã tương đối dồi dào, giá bắt đầu ổn định.
Nhưng do nhu cầu phân bón chưa phải thời kỳ cao điểm của vụ Đông Xuân và giá thế giới vẫn có xu hướng tăng với tác động của chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc nên giá phân bón trong nước dự kiến tiếp tục vững ở mức cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2010 có khả năng đạt từ 3,9 đến 4 triệu tấn (tương đương 2,7-2,8 triệu tấn thịt xẻ), tăng 5-5,5% so với năm trước; trong đó, thịt lợn hơi chiếm 76,2% tổng các loại thịt.
Cùng với tổng lượng thịt xẻ nhập khẩu quy đổi chiếm khoảng 2-2,4% tổng khối lượng thịt tiêu dùng trong nước, lượng cung hàng thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng là từ 4-4,1 triệu tấn thịt hơi. Tuy nhiên, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tiếp tục có xu hướng tăng từ nay đến Tết Nguyên đán.
Về mặt hàng đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến cuối tháng 11 vừa qua, đã có 23/38 nhà máy đường bước vào vụ sản xuất 2010-2011, dự kiến trong tháng 12 này, toàn bộ các nhà máy còn lại sẽ vào vụ sản xuất.
Bộ này nhận định: vụ mía đường 2010-2011 vào chính vụ muộn hai tháng so với thông thường nên sản lượng dự kiến đạt khoảng 1 triệu tấn, với lượng đường tồn kho tại các nhà máy và lượng nhập khẩu theo hạn ngạch đã cấp, mặt hàng đường đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão và những tháng đầu năm 2011.
Đối với các mặt hàng muối và thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định: nguồn cung đáp ứng đủ cầu. Riêng giá bán thức ăn chăn nuôi cũng có xu hướng tăng do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nhu cầu chăn nuôi tăng sau dịch bệnh và chi phí đầu vào tăng.
Cân đối cung cầu thép xây dựng, theo đánh giá của Bộ Công Thương được bảo đảm với nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, các nhà máy thép cam kết không để xảy ra thiếu hàng trong thời điểm cuối năm.
Bên cạnh đó, mặt hàng ximăng cũng được đánh giá là bảo đảm cung cầu khi các nhà máy gia tăng sản xuất thêm 11%, với sản lượng toàn ngành đạt 50,5 triệu tấn, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ với giá bán ổn định.
Nguồn cung xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được Bộ Công Thương nhận định là luôn đảm bảo. Giá xăng dầu trong nước tháng 12 này tiếp tục ổn định theo Chỉ thị 1875/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không thể xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.
Các mặt hàng thiết yếu khác như giấy, than, thuốc chữa bệnh, qua tính toán nguồn cung, xuất nhập khẩu, cũng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Riêng mặt hàng thuốc thỏa mãn nhu cầu phòng và chữa bệnh với giá có điều chỉnh nhẹ do tỷ giá đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ thay đổi./.
Cụ thể, mặt hàng lương thực, với tổng nguồn cung năm 2010 là 39,8 triệu tấn lúa và tồn kho từ năm trước chuyển sang là 0,9 triệu tấn, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước là 27,5 triệu tấn lúa trong năm nay.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tính toán với lượng lúa hàng hóa khoảng 12,3 triệu tấn, sẽ cho phép xuất khẩu khoảng 6,5 triệu tấn gạo và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng những tháng đầu năm 2011. Một số loại gạo chất lượng cao có thể tăng giá trong dịp sát Tết Nguyên đán.
Đối với mặt hàng phân bón, Bộ Công Thương ước tính nguồn cung urê trong tháng 12 này là khoảng 195.000 tấn, bao gồm sản xuất trong nước 95.000 tấn và nhập khẩu khoảng 100.000 tấn, nâng nguồn cung cả năm lên gần 1,9 triệu tấn urê, hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu dự kiến cả năm là 1,8 triệu tấn urê.
Hiện nay, sau khi giá phân bón trong nước tăng lên mức cao, cùng với động thái tăng giá trần urê của Đạm Phú Mỹ lên mức 7.400 đồng/kg, lượng phân bón nhập khẩu đã tăng mạnh. Các nhà máy phân bón trong nước cũng đẩy mạnh cung ứng ra thị trường nên nguồn cung tại các địa phương đã tương đối dồi dào, giá bắt đầu ổn định.
Nhưng do nhu cầu phân bón chưa phải thời kỳ cao điểm của vụ Đông Xuân và giá thế giới vẫn có xu hướng tăng với tác động của chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc nên giá phân bón trong nước dự kiến tiếp tục vững ở mức cao.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2010 có khả năng đạt từ 3,9 đến 4 triệu tấn (tương đương 2,7-2,8 triệu tấn thịt xẻ), tăng 5-5,5% so với năm trước; trong đó, thịt lợn hơi chiếm 76,2% tổng các loại thịt.
Cùng với tổng lượng thịt xẻ nhập khẩu quy đổi chiếm khoảng 2-2,4% tổng khối lượng thịt tiêu dùng trong nước, lượng cung hàng thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng là từ 4-4,1 triệu tấn thịt hơi. Tuy nhiên, giá nhiều mặt hàng thực phẩm tiếp tục có xu hướng tăng từ nay đến Tết Nguyên đán.
Về mặt hàng đường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, đến cuối tháng 11 vừa qua, đã có 23/38 nhà máy đường bước vào vụ sản xuất 2010-2011, dự kiến trong tháng 12 này, toàn bộ các nhà máy còn lại sẽ vào vụ sản xuất.
Bộ này nhận định: vụ mía đường 2010-2011 vào chính vụ muộn hai tháng so với thông thường nên sản lượng dự kiến đạt khoảng 1 triệu tấn, với lượng đường tồn kho tại các nhà máy và lượng nhập khẩu theo hạn ngạch đã cấp, mặt hàng đường đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão và những tháng đầu năm 2011.
Đối với các mặt hàng muối và thức ăn chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định: nguồn cung đáp ứng đủ cầu. Riêng giá bán thức ăn chăn nuôi cũng có xu hướng tăng do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, nhu cầu chăn nuôi tăng sau dịch bệnh và chi phí đầu vào tăng.
Cân đối cung cầu thép xây dựng, theo đánh giá của Bộ Công Thương được bảo đảm với nguồn cung đáp ứng tốt nhu cầu trong nước, các nhà máy thép cam kết không để xảy ra thiếu hàng trong thời điểm cuối năm.
Bên cạnh đó, mặt hàng ximăng cũng được đánh giá là bảo đảm cung cầu khi các nhà máy gia tăng sản xuất thêm 11%, với sản lượng toàn ngành đạt 50,5 triệu tấn, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ với giá bán ổn định.
Nguồn cung xăng dầu cho tiêu thụ trong nước được Bộ Công Thương nhận định là luôn đảm bảo. Giá xăng dầu trong nước tháng 12 này tiếp tục ổn định theo Chỉ thị 1875/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không thể xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, cơ quan và Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, phí, quỹ bình ổn giá để bình ổn giá xăng dầu.
Các mặt hàng thiết yếu khác như giấy, than, thuốc chữa bệnh, qua tính toán nguồn cung, xuất nhập khẩu, cũng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Riêng mặt hàng thuốc thỏa mãn nhu cầu phòng và chữa bệnh với giá có điều chỉnh nhẹ do tỷ giá đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ thay đổi./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)