Sáng 3/4, tại phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ đặt đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng.
Việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Đây cũng là nơi khôi phục lại dòng thiền của dân tộc do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạo đức của dân tộc, qua đó tôn vinh giá trị phi vật thể của Thiền phái Trúc Lâm, đưa Phật giáo Việt Nam sánh ngang tầm Phật giáo thế giới.
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng được xây dựng tại một địa danh văn hóa, lịch sử của Thanh Hóa sẽ góp phần tôn tạo địa danh Hàm Rồng sớm trở thành một danh lam thắng tích, điểm thăm quan du lịch thu hút đông đảo du khách, tạo điều kiện để địa phương phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
Cùng ngày, tại thôn 3, xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ đặt đá xây dựng Khu du lịch Phật pháp Khánh Phước Tâm Linh và tôn tạo tượng Bồ Tát Quan Thế Âm lộ thiên.
Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm dự kiến được xây dựng với chiều cao ít nhất 32m, chưa tính chân đế, được đúc tại chỗ với chất liệu bêtông cốt thép. Sau khi hoàn thành, tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sẽ là tượng Phật lớn nhất Tây Nguyên và nằm trong khu du lịch Phật pháp Khánh Phước Tâm Linh với quy mô 2ha.
Khu du lịch nằm trên sườn “yên ngựa” của Điểm cao 601 (Khu di tích lịch sử cách mạng), dự kiến sẽ xây dựng một gác chuông ba tầng để đặt Đại hồng chuông nặng hơn 1 tấn đồng, một nhà rông truyền thống trưng bày văn hóa lịch sử của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum./.
Việc xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
Đây cũng là nơi khôi phục lại dòng thiền của dân tộc do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa đạo đức của dân tộc, qua đó tôn vinh giá trị phi vật thể của Thiền phái Trúc Lâm, đưa Phật giáo Việt Nam sánh ngang tầm Phật giáo thế giới.
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng được xây dựng tại một địa danh văn hóa, lịch sử của Thanh Hóa sẽ góp phần tôn tạo địa danh Hàm Rồng sớm trở thành một danh lam thắng tích, điểm thăm quan du lịch thu hút đông đảo du khách, tạo điều kiện để địa phương phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
Cùng ngày, tại thôn 3, xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ đặt đá xây dựng Khu du lịch Phật pháp Khánh Phước Tâm Linh và tôn tạo tượng Bồ Tát Quan Thế Âm lộ thiên.
Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm dự kiến được xây dựng với chiều cao ít nhất 32m, chưa tính chân đế, được đúc tại chỗ với chất liệu bêtông cốt thép. Sau khi hoàn thành, tượng Bồ Tát Quan Thế Âm sẽ là tượng Phật lớn nhất Tây Nguyên và nằm trong khu du lịch Phật pháp Khánh Phước Tâm Linh với quy mô 2ha.
Khu du lịch nằm trên sườn “yên ngựa” của Điểm cao 601 (Khu di tích lịch sử cách mạng), dự kiến sẽ xây dựng một gác chuông ba tầng để đặt Đại hồng chuông nặng hơn 1 tấn đồng, một nhà rông truyền thống trưng bày văn hóa lịch sử của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum./.
Nguyễn Mai Hương-Sỹ Thắng (Vietnam+)