Tuần qua giá dầu thô kỳ hạn trên thị trường thế giới luôn trong xu hướng giảm do đồng USD mạnh lên so với đồng euro trước mối quan ngại sâu sắc về cuộc khủng hoảng nợ có nguy cơ lan rộng tại Eurozone, căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên và Trung Quốc nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 giảm 10 xu xuống 83,76 USD/thùng khi kết thúc phiên 26/11 tại thị trường New York và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London giảm 52 xu còn 85,58 USD/thùng.
Cho dù giá dầu hiện đang ở mức trên dưới 83 USD/thùng, nhưng theo Merrill Lynch, nhu cầu dầu thô tại các nền kinh tế đang phát triển tăng, cùng chính sách tiền tệ nới lỏng tại các nước phát triển có thể sẽ đẩy giá dầu thô lên vọt lên 100 USD/thùng vào năm tới.
Theo các nhà kinh doanh dầu mỏ, đồng euro đã sụt xuống mức thấp trong hai tháng qua so với đồng USD do mối lo lắng dai dẳng về tình hình nợ công trong Eurozone sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhất trí cứu trợ Ireland với số tiền trợ có thể lên tới 90 tỷ euro (123 tỷ USD).
Đồng USD mạnh lên làm giá dầu mỏ được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với khách mua sử dụng các đồng tiền khác yếu hơn, dẫn tới việc làm giảm nhu cầu và kéo giá dầu đi xuống.
Các chuyên gia phân tích nhận định, thị trường dầu mỏ vẫn phải chịu sức ép lớn, đó là mối ám ảnh dai dẳng về tác động của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc để kiềm chế lạm phát, trong đó có yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng ở mức cao hơn, cũng gây áp lực lên giá năng lượng, vì Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Chuyên gia Myrto Sokou thuộc Sucden nhận định dường như các điều kiện kinh tế thiếu chắc chắn sẽ tiếp tục chi phối thị trường dầu mỏ./.
Giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 1/2011 giảm 10 xu xuống 83,76 USD/thùng khi kết thúc phiên 26/11 tại thị trường New York và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London giảm 52 xu còn 85,58 USD/thùng.
Cho dù giá dầu hiện đang ở mức trên dưới 83 USD/thùng, nhưng theo Merrill Lynch, nhu cầu dầu thô tại các nền kinh tế đang phát triển tăng, cùng chính sách tiền tệ nới lỏng tại các nước phát triển có thể sẽ đẩy giá dầu thô lên vọt lên 100 USD/thùng vào năm tới.
Theo các nhà kinh doanh dầu mỏ, đồng euro đã sụt xuống mức thấp trong hai tháng qua so với đồng USD do mối lo lắng dai dẳng về tình hình nợ công trong Eurozone sau khi Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhất trí cứu trợ Ireland với số tiền trợ có thể lên tới 90 tỷ euro (123 tỷ USD).
Đồng USD mạnh lên làm giá dầu mỏ được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với khách mua sử dụng các đồng tiền khác yếu hơn, dẫn tới việc làm giảm nhu cầu và kéo giá dầu đi xuống.
Các chuyên gia phân tích nhận định, thị trường dầu mỏ vẫn phải chịu sức ép lớn, đó là mối ám ảnh dai dẳng về tác động của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone, căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.
Bên cạnh đó, nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ của Trung Quốc để kiềm chế lạm phát, trong đó có yêu cầu dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng ở mức cao hơn, cũng gây áp lực lên giá năng lượng, vì Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Chuyên gia Myrto Sokou thuộc Sucden nhận định dường như các điều kiện kinh tế thiếu chắc chắn sẽ tiếp tục chi phối thị trường dầu mỏ./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)