Hổ Quyền thuộc quần thể di tích cố đô Huế, nằm tại thôn Trường Đá, xã Thủy Biều (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) là một đấu trường độc đáo, không thể có ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Dưới triều Nguyễn, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ cho việc rèn binh (tượng binh), cũng như nhu cầu giải trí cho vua, quan và người dân.
Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn, với vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài là 4,75m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế; chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m. Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và đình thần.
Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ. Mặt trong cao hơn mặt ngoài, dày trung bình 4,50m. Đối diện với khán đài có 5 cái chuồng nhốt hổ, sân đấu là một thảm cỏ hình tròn.
Ngoài thành có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ mà đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", voi được đưa vào sân dấu bằng lối cửa này. Vòng tường thành bên ngoài cách khoảng có hệ thống thoát nước với hoa văn hình mặt hổ, có tất cả là 2 lối dẫn lên khán đài bằng các bậc đá, một lối dành riêng cho vua và quốc thích đại thần, một lối dành cho dành cho quan chức và binh lính.
Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, cho nên voi luôn giết chết và chà nát hổ. Trận đấu cuối cùng được ghi nhận dưới triều Nguyễn được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Tuy nhiên, trải qua chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời tiết, di tích Hổ Quyền hiện bị hư hỏng, và xuống cấp nghiêm trọng.
Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông Phùng Phu cho biết: Di tích Hổ Quyền, kế bên là điện Voi Ré (nơi thờ những con voi có công với nhà Nguyễn, gắn liền với đội Kinh Tượng triều đình) đang được nghiên cứu để phục hồi nhằm phát huy giá trị độc đáo của hệ thống di tích này. Trước mắt, Trung tâm hợp tác với Hàn Quốc tái tạo lại trận thư hùng giữa voi và hổ bằng công nghệ 3D phục vụ cho du khách tới thăm Hổ Quyền trong năm Canh Dần (năm con Hổ).
Lâu dài, Trung tâm đang hợp tác với Phân viện khoa học công nghệ xây dựng miền Trung tiến hành thám sát khảo cổ tại khu vực Hổ Quyền - Voi Ré. Một số kết quả thu được trong quá trình thám sát như đặc điểm độc đáo, đa dạng của một số loại vật liệu kiến trúc, cơ chế hoạt động của hệ thống thoát nước tại di tích Hổ Quyền...cũng như về độ cao mặt nền di tích Hổ Quyền, vật liệu lát mặt sân di tích Voi Ré, vị trí chính xác và cấu trúc nền móng cũ của công trình…sẽ là những cứ liệu quan trọng cho việc trùng tu di tích.../.
Dưới triều Nguyễn, đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm tế thần trong ngày hội và phục vụ cho việc rèn binh (tượng binh), cũng như nhu cầu giải trí cho vua, quan và người dân.
Hổ Quyền là một đấu trường lộ thiên có dáng hình vành khăn, với vòng thành trong cao 5,80m; vòng thành ngoài là 4,75m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế; chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m. Khán đài vua ngồi quay mặt về hướng đông nam của đấu trường, được xây cao hơn so với các vị trí xung quanh. Bên trái khán đài là hệ thống bậc cấp đi lên gồm 24 cấp dành cho vua và đình thần.
Bên phải khán đài có một hệ thống bậc cấp khác xây tương tự dành cho các quan, binh lính và thân hào nhân sĩ. Mặt trong cao hơn mặt ngoài, dày trung bình 4,50m. Đối diện với khán đài có 5 cái chuồng nhốt hổ, sân đấu là một thảm cỏ hình tròn.
Ngoài thành có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ mà đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ "Hổ Quyền", voi được đưa vào sân dấu bằng lối cửa này. Vòng tường thành bên ngoài cách khoảng có hệ thống thoát nước với hoa văn hình mặt hổ, có tất cả là 2 lối dẫn lên khán đài bằng các bậc đá, một lối dành riêng cho vua và quốc thích đại thần, một lối dành cho dành cho quan chức và binh lính.
Dưới triều Nguyễn, những trận tử chiến giữa voi và hổ thông thường mỗi năm tổ chức một lần. Trước mỗi trận đấu, hổ đều bị cắt nanh, bẻ vuốt, cho nên voi luôn giết chết và chà nát hổ. Trận đấu cuối cùng được ghi nhận dưới triều Nguyễn được tổ chức vào năm 1904 dưới triều vua Thành Thái. Tuy nhiên, trải qua chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời tiết, di tích Hổ Quyền hiện bị hư hỏng, và xuống cấp nghiêm trọng.
Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, ông Phùng Phu cho biết: Di tích Hổ Quyền, kế bên là điện Voi Ré (nơi thờ những con voi có công với nhà Nguyễn, gắn liền với đội Kinh Tượng triều đình) đang được nghiên cứu để phục hồi nhằm phát huy giá trị độc đáo của hệ thống di tích này. Trước mắt, Trung tâm hợp tác với Hàn Quốc tái tạo lại trận thư hùng giữa voi và hổ bằng công nghệ 3D phục vụ cho du khách tới thăm Hổ Quyền trong năm Canh Dần (năm con Hổ).
Lâu dài, Trung tâm đang hợp tác với Phân viện khoa học công nghệ xây dựng miền Trung tiến hành thám sát khảo cổ tại khu vực Hổ Quyền - Voi Ré. Một số kết quả thu được trong quá trình thám sát như đặc điểm độc đáo, đa dạng của một số loại vật liệu kiến trúc, cơ chế hoạt động của hệ thống thoát nước tại di tích Hổ Quyền...cũng như về độ cao mặt nền di tích Hổ Quyền, vật liệu lát mặt sân di tích Voi Ré, vị trí chính xác và cấu trúc nền móng cũ của công trình…sẽ là những cứ liệu quan trọng cho việc trùng tu di tích.../.
Quốc Việt (Vietnam+)