Trường đại học Việt-Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) cấp khoản tín dụng 200 triệu USD để xây dựng hạ tầng, từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Sau khi cùng đoàn đại biểu cấp cao bang Hessen sang thăm Việt Nam vừa qua, ông Werner D'Inka, chủ bút báo Phổ thông Frankfurt - FAZ, đã có bài viết về trường Đại học Việt-Đức, trong đó đánh giá trường này đang từng bước đáp ứng được nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam về việc xây dựng các trường đại học đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và đóng góp tài chính chủ yếu của bang Hessen, hàng năm Chính phủ Liên bang Đức, bang Hessen và Bang Baden-Württemberg đã tài trợ 3,3 triệu euro cho ngân sách hoạt động của trường.
Trường đại học Việt-Đức được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008. Đây là trường đại học công lập đầu tiên của Việt Nam liên kết với nước ngoài. Hiệu trưởng của trường là người Đức và cơ quan quyết định hoạt động của nhà trường là một "hội đồng đại học" theo mô hình của Đức.
Đại học Việt-Đức có quyền chủ động tuyển sinh và phong hàm giáo sư. Về cơ bản trường sẽ giống như mô hình Đại học tổng hợp kỹ thuật Darmstadt ở Đức.
Giáo sư Rieck, nguyên hiệu trưởng Đại học thực hành Frankfurt và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Việt-Đức, đánh giá sau hai năm đi vào hoạt động, Đại học Việt-Đức là một mô hình thí nghiệm trong đào tạo đại học ở Việt Nam với các chương trình đại học và thạc sỹ cho các chuyên ngành kỹ thuật điện, đào tạo kỹ sư.
Trong năm học này, trường tuyển sinh được 200 sinh viên, dự kiến đến năm 2015, số sinh viên theo học tại trường sẽ là 2.000. Hiện nay, việc giảng dạy vẫn do các giáo sư Đức dạy bằng tiếng Anh, nhưng tiến tới sẽ học bằng cả tiếng Đức.
Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ cho các cơ sở ở Việt Nam, nhất là những cơ sở kinh tế nước ngoài và của Đức.
Tháng Ba vừa qua, Đại học Việt-Đức đã khai trương Trung tâm nghiên cứu dành cho các nghiên cứu sinh thuộc các chuyên ngành giao thông vận tải, thủy lợi, năng lượng, quy hoạch đô thị và môi trường, hoàn toàn theo mô hình của Đức.
Đối tác chính của Đại học Việt-Đức là Đại học tổng hợp Darmstadt và Đại học thực hành Frankfurt./.
Sau khi cùng đoàn đại biểu cấp cao bang Hessen sang thăm Việt Nam vừa qua, ông Werner D'Inka, chủ bút báo Phổ thông Frankfurt - FAZ, đã có bài viết về trường Đại học Việt-Đức, trong đó đánh giá trường này đang từng bước đáp ứng được nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam về việc xây dựng các trường đại học đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và đóng góp tài chính chủ yếu của bang Hessen, hàng năm Chính phủ Liên bang Đức, bang Hessen và Bang Baden-Württemberg đã tài trợ 3,3 triệu euro cho ngân sách hoạt động của trường.
Trường đại học Việt-Đức được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008. Đây là trường đại học công lập đầu tiên của Việt Nam liên kết với nước ngoài. Hiệu trưởng của trường là người Đức và cơ quan quyết định hoạt động của nhà trường là một "hội đồng đại học" theo mô hình của Đức.
Đại học Việt-Đức có quyền chủ động tuyển sinh và phong hàm giáo sư. Về cơ bản trường sẽ giống như mô hình Đại học tổng hợp kỹ thuật Darmstadt ở Đức.
Giáo sư Rieck, nguyên hiệu trưởng Đại học thực hành Frankfurt và là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Việt-Đức, đánh giá sau hai năm đi vào hoạt động, Đại học Việt-Đức là một mô hình thí nghiệm trong đào tạo đại học ở Việt Nam với các chương trình đại học và thạc sỹ cho các chuyên ngành kỹ thuật điện, đào tạo kỹ sư.
Trong năm học này, trường tuyển sinh được 200 sinh viên, dự kiến đến năm 2015, số sinh viên theo học tại trường sẽ là 2.000. Hiện nay, việc giảng dạy vẫn do các giáo sư Đức dạy bằng tiếng Anh, nhưng tiến tới sẽ học bằng cả tiếng Đức.
Mục tiêu của trường là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ cho các cơ sở ở Việt Nam, nhất là những cơ sở kinh tế nước ngoài và của Đức.
Tháng Ba vừa qua, Đại học Việt-Đức đã khai trương Trung tâm nghiên cứu dành cho các nghiên cứu sinh thuộc các chuyên ngành giao thông vận tải, thủy lợi, năng lượng, quy hoạch đô thị và môi trường, hoàn toàn theo mô hình của Đức.
Đối tác chính của Đại học Việt-Đức là Đại học tổng hợp Darmstadt và Đại học thực hành Frankfurt./.
(TTXVN/Vietnam+)