Nhờ lợi thế là một quốc gia nằm sát đường hàng hải quốc tế, nơi có mật độ tàu qua lại vào loại đông nhất nhì thế giới và thuận lợi về điều kiện địa lý, Việt Nam có nhiều ưu thế để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển.
Tuy vậy, theo nhận xét của ông Phạm Hữu Tấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giảm đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Cam Ranh, sự gia tăng về số lượng cảng biển và mật độ tàu thuyền trong hoạt động hàng hải đang làm gia tăng mối đe dọa về ô nhiễm môi trường biển. Bởi cả nước đã có trên 126 hải cảng, 266 cầu cảng với tổng chiều dài lên tới 36.000m.
Trong thời gian tới, chắc chắn số lượng cảng biển sẽ còn tăng lên. Nhưng việc mở mới các cảng có vị trí không mấy thuận lợi sẽ làm tăng tổng mức đầu tư do phải làm đê chắn sóng, nạo vét đường hàng hải; đồng thời thường xuyên phải duy tu bảo dưỡng, làm mới giao thông đường bộ, sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng.
Trên thực tế, hoạt động khai thác hệ thống cảng biển hiện có đã và đang gây tác động xấu đến môi trường, do rò rỉ dầu mỡ của các phương tiện, thậm chí có chủ tàu lén lút bơm trái phép ra biển. Hiện tượng cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu, sửa chữa nhỏ các tàu thuyền sau đó vứt bừa bãi các loại chất thải dính dầu mỡ xuống biển khá phổ biến. Đặc biệt là nạn đổ thải hay gây rò rỉ hóa chất ra biển ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển, rất khó khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn.
Ô nhiễm môi trường biển còn do hoạt động xây dựng cảng, nạo vét duy tu luồng lạch, xây dựng đập chắn sóng gây những xáo trộn rất lớn đối với lớp trầm tích đáy, gia tăng hàm lượng các chất lơ lửng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và sự đa dạng sinh học biển.
Do đó, vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là việc phát triển hệ thống cảng biển phải theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước. Phát triển hợp lý giữa các cảng tổng hợp quốc gia, cảng chuyên dùng, cảng địa phương đảm bảo tính thống nhất trong một hệ thống. Chú trọng phát triển các cảng nước sâu có vị trí địa lý thuận lợi, tạo những cửa mở lớn vươn ra biển xa, có sức hấp dẫn ảnh hưởng tới địa bàn các nước lân cận trong khu vực.
Việc phát triển hệ thống cảng biển phải quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường biển. Cho nên những việc tiến hành từ chọn địa điểm, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng, cũng như nạo vét, duy tu bảo dưỡng và khai thác cảng cần được thực hiện đúng quy hoạch, quy trình và phải kiểm soát được ô nhiễm môi trường biển.
Theo đó, công tác bảo vệ môi trường biển trong quy hoạch phát triển, khai thác hệ thống cảng biển Việt Nam trong những năm tới cần được quan tâm ngay từ giai đoạn lập dự án, như chọn địa điểm xây dựng phải hợp lý về mặt địa lý và điều kiện tự nhiên, tránh chi phí đầu tư quá cao và khó cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển. Trong giai đoạn xây dựng cảng biển việc trước tiên là thực thi đánh giá tác động môi trường, kế hoạch quản lý môi trường và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, có chương trình giám sát và quản lý thi công cảng.
Giai đoạn vận hành cảng biển, điều quan trọng nhất là công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, lỏng và chất thải công nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố tràn dầu, tràn hóa chất, cháy nổ, an toàn lao động; sẵn sàng phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu; định kỳ lập báo cáo đánh giá môi trường khu vực cảng. Tất cả các cảng biển cần phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải từ các tàu thuyền.
Để tránh việc đầu tư xây dựng quá nhiều cảng biển với mật độ dày như hiện nay, Việt Nam nên phát triển đồng bộ giữa cảng biển với mạng cơ sở hạ tầng sau cảng, giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối cùng cảng biển. Nhất là chú trọng đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng lưới giao thông quốc gia và các đầu mối hoạt động thương mại trong cả nước./.
Tuy vậy, theo nhận xét của ông Phạm Hữu Tấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giảm đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Cam Ranh, sự gia tăng về số lượng cảng biển và mật độ tàu thuyền trong hoạt động hàng hải đang làm gia tăng mối đe dọa về ô nhiễm môi trường biển. Bởi cả nước đã có trên 126 hải cảng, 266 cầu cảng với tổng chiều dài lên tới 36.000m.
Trong thời gian tới, chắc chắn số lượng cảng biển sẽ còn tăng lên. Nhưng việc mở mới các cảng có vị trí không mấy thuận lợi sẽ làm tăng tổng mức đầu tư do phải làm đê chắn sóng, nạo vét đường hàng hải; đồng thời thường xuyên phải duy tu bảo dưỡng, làm mới giao thông đường bộ, sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch và gây ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng.
Trên thực tế, hoạt động khai thác hệ thống cảng biển hiện có đã và đang gây tác động xấu đến môi trường, do rò rỉ dầu mỡ của các phương tiện, thậm chí có chủ tàu lén lút bơm trái phép ra biển. Hiện tượng cung cấp dầu mỡ, nhiên liệu, sửa chữa nhỏ các tàu thuyền sau đó vứt bừa bãi các loại chất thải dính dầu mỡ xuống biển khá phổ biến. Đặc biệt là nạn đổ thải hay gây rò rỉ hóa chất ra biển ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài cho môi trường biển, rất khó khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn.
Ô nhiễm môi trường biển còn do hoạt động xây dựng cảng, nạo vét duy tu luồng lạch, xây dựng đập chắn sóng gây những xáo trộn rất lớn đối với lớp trầm tích đáy, gia tăng hàm lượng các chất lơ lửng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và sự đa dạng sinh học biển.
Do đó, vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là việc phát triển hệ thống cảng biển phải theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước. Phát triển hợp lý giữa các cảng tổng hợp quốc gia, cảng chuyên dùng, cảng địa phương đảm bảo tính thống nhất trong một hệ thống. Chú trọng phát triển các cảng nước sâu có vị trí địa lý thuận lợi, tạo những cửa mở lớn vươn ra biển xa, có sức hấp dẫn ảnh hưởng tới địa bàn các nước lân cận trong khu vực.
Việc phát triển hệ thống cảng biển phải quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường biển. Cho nên những việc tiến hành từ chọn địa điểm, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng, cũng như nạo vét, duy tu bảo dưỡng và khai thác cảng cần được thực hiện đúng quy hoạch, quy trình và phải kiểm soát được ô nhiễm môi trường biển.
Theo đó, công tác bảo vệ môi trường biển trong quy hoạch phát triển, khai thác hệ thống cảng biển Việt Nam trong những năm tới cần được quan tâm ngay từ giai đoạn lập dự án, như chọn địa điểm xây dựng phải hợp lý về mặt địa lý và điều kiện tự nhiên, tránh chi phí đầu tư quá cao và khó cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển. Trong giai đoạn xây dựng cảng biển việc trước tiên là thực thi đánh giá tác động môi trường, kế hoạch quản lý môi trường và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, có chương trình giám sát và quản lý thi công cảng.
Giai đoạn vận hành cảng biển, điều quan trọng nhất là công tác thu gom và xử lý chất thải rắn, lỏng và chất thải công nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố tràn dầu, tràn hóa chất, cháy nổ, an toàn lao động; sẵn sàng phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu; định kỳ lập báo cáo đánh giá môi trường khu vực cảng. Tất cả các cảng biển cần phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải từ các tàu thuyền.
Để tránh việc đầu tư xây dựng quá nhiều cảng biển với mật độ dày như hiện nay, Việt Nam nên phát triển đồng bộ giữa cảng biển với mạng cơ sở hạ tầng sau cảng, giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối cùng cảng biển. Nhất là chú trọng đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng lưới giao thông quốc gia và các đầu mối hoạt động thương mại trong cả nước./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)