Sáng 3/10, giá vàng trong nước đồng loạt tăng từ 100.000-150.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước và niêm yết quanh mức 44,3 triệu đồng/lượng.
Tính đến 11 giờ 30 phút, giá vàng SJC Hà Nội mua vào là 44,12 triệu đồng và bán ra là 44,30 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết trong khoảng từ 44,10-44,40 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua với giá bán sáng nay cũng dao động từ 200.000-300.000 đồng/lượng.
Tuần qua, giá vàng trong nước chứng kiến sự trồi sụt liên tục theo thế giới, tuy nhiên việc tăng giảm lại diễn ra trong từng phiên khiến thị trường ngày càng trở nên khó đoán.
Đơn cử, sáng 26/9 giá vàng đã giảm trên 1 triệu đồng/lượng xuống còn 43,85 triệu đồng/lượng và sau 20 lần điều chỉnh thì đến cuối giờ chiều vàng bất ngờ vọt lên sát 45 triệu đồng/lượng.
Sang đến ngày 27/9, giá vàng cũng liên tục lên xuống nhưng biên độ hẹp hơn và chỉ xoay quanh 45 triệu đồng/lượng. Kết thúc phiên cuối tuần (1/10) thì giá vàng lùi về mức 44,15 triệu đồng.
Sự biến động này cũng kéo giá vàng trong nước gia tăng khoảng cách với thế giới lên trên 4 triệu đồng/lượng và chênh lệch giữa giá mua/giá bán cũng bị đẩy lên gần 1 triệu đồng/lượng.
Trước tình hình trên, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Chín, chiều 26/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến đã khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, thận trọng để không xảy ra mất mát tài chính một cách không cần thiết cho những hoạt động mua bán hoặc những động thái mang tính chất trục lợi, đầu cơ của giới kinh doanh vàng.
Ngân hàng Nhà nước đang xem xét có những giải pháp phù hợp, trong đó có việc cho nhập khẩu vàng để cân bằng giá vàng trong nước và thế giới.
Ông Tiến cũng cho biết, hiện nay Bộ Tư pháp đã thẩm định xong Nghị định mới về Quản lý thị trường vàng. Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ có đánh giá và trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan cấp phép sản xuất vàng miếng và cho phép các doanh nghiệp được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Chỉ một số doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng mới được phép từ Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua bán vàng miếng. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ một số điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Còn trên thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch Kitco trong sáng nay cũng tăng gần 10 USD lên mức 1.631,9 USD/ounce.
Ở mức giá này, sau khi quy đổi thì giá vàng thế giới xấp xỉ 41,2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí), vẫn thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 3,2 triệu đồng/lượng.
Ngược với biến động của giá vàng, thị trường ngoại tệ trong nước vẫn duy trì ổn định hơn một tháng qua.
Tỷ giá liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố giữ nguyên ở mức 20.628 đồng/USD, tương ứng tỷ giá trần cho các Ngân hàng thương mại là 20.834 đồng/USD.
Các ngân hàng thương mại cũng niêm yết giá USD xoay quanh mức 20.810-20.834 đồng/USD không đổi từ giữa tháng Tám đến nay./.
Tính đến 11 giờ 30 phút, giá vàng SJC Hà Nội mua vào là 44,12 triệu đồng và bán ra là 44,30 triệu đồng/lượng.
Giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng niêm yết trong khoảng từ 44,10-44,40 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giữa giá mua với giá bán sáng nay cũng dao động từ 200.000-300.000 đồng/lượng.
Tuần qua, giá vàng trong nước chứng kiến sự trồi sụt liên tục theo thế giới, tuy nhiên việc tăng giảm lại diễn ra trong từng phiên khiến thị trường ngày càng trở nên khó đoán.
Đơn cử, sáng 26/9 giá vàng đã giảm trên 1 triệu đồng/lượng xuống còn 43,85 triệu đồng/lượng và sau 20 lần điều chỉnh thì đến cuối giờ chiều vàng bất ngờ vọt lên sát 45 triệu đồng/lượng.
Sang đến ngày 27/9, giá vàng cũng liên tục lên xuống nhưng biên độ hẹp hơn và chỉ xoay quanh 45 triệu đồng/lượng. Kết thúc phiên cuối tuần (1/10) thì giá vàng lùi về mức 44,15 triệu đồng.
Sự biến động này cũng kéo giá vàng trong nước gia tăng khoảng cách với thế giới lên trên 4 triệu đồng/lượng và chênh lệch giữa giá mua/giá bán cũng bị đẩy lên gần 1 triệu đồng/lượng.
Trước tình hình trên, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng Chín, chiều 26/9, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến đã khuyến cáo người dân nên bình tĩnh, thận trọng để không xảy ra mất mát tài chính một cách không cần thiết cho những hoạt động mua bán hoặc những động thái mang tính chất trục lợi, đầu cơ của giới kinh doanh vàng.
Ngân hàng Nhà nước đang xem xét có những giải pháp phù hợp, trong đó có việc cho nhập khẩu vàng để cân bằng giá vàng trong nước và thế giới.
Ông Tiến cũng cho biết, hiện nay Bộ Tư pháp đã thẩm định xong Nghị định mới về Quản lý thị trường vàng. Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ có đánh giá và trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan cấp phép sản xuất vàng miếng và cho phép các doanh nghiệp được xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Chỉ một số doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vàng mới được phép từ Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua bán vàng miếng. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thành lập doanh nghiệp và đáp ứng đủ một số điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Còn trên thế giới, giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch Kitco trong sáng nay cũng tăng gần 10 USD lên mức 1.631,9 USD/ounce.
Ở mức giá này, sau khi quy đổi thì giá vàng thế giới xấp xỉ 41,2 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế và các khoản phí), vẫn thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 3,2 triệu đồng/lượng.
Ngược với biến động của giá vàng, thị trường ngoại tệ trong nước vẫn duy trì ổn định hơn một tháng qua.
Tỷ giá liên ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước công bố giữ nguyên ở mức 20.628 đồng/USD, tương ứng tỷ giá trần cho các Ngân hàng thương mại là 20.834 đồng/USD.
Các ngân hàng thương mại cũng niêm yết giá USD xoay quanh mức 20.810-20.834 đồng/USD không đổi từ giữa tháng Tám đến nay./.
Đức Duy (Vietnam+)