Trong năm 2010, học sinh mầm non và tiểu học của Hà Nội sẽ được dạy giá trị sống. Đây là chương trình phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Hà Nội, chương trình này không tách ra độc lập mà được dạy lồng ghép với chương trình đang giảng dạy ở các trường. “Các bài giảng sẽ thông qua các trò chơi, những câu chuyện, tình huống… để trẻ tự nhận thức. Cách làm này sẽ giúp trẻ dễ 'ngấm' hơn là việc áp đặt,” ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, việc chọn cấp học mầm non và tiểu học là sự cân nhắc rất kỹ của Hội. Giáo dục càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Lâu nay, chúng ta thường nghĩ dạy giá trị sống cho học sinh mầm non là quá sớm nhưng trên thực tế, khi được dạy từ đầu thì những giá trị đó sẽ lưu giữ được bền lâu hơn, cấp học càng cao, hiệu quả càng giảm.
"Chỉ cần trẻ hiểu 'hòa bình' là yêu thương bạn, không xô đẩy bạn, cánh tay là để ôm nhau chứ không phải để đánh nhau là chúng ta đã thành công,” ông Lâm kết luận.
Hiện nay, chương trình này đã triển khai thí điểm ở 10 trường mầm non và tiểu học của Hà Nội. Những trường có nhu cầu sẽ đăng ký với Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Hà Nội để được hỗ trợ về giáo viên cũng như chương trình giảng dạy.
Chương trình Giáo dục giá trị sống được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu thành công từ năm 1995 và được Ban Giáo dục của UNESCO và UNISEP bảo trợ./.
Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Hà Nội, chương trình này không tách ra độc lập mà được dạy lồng ghép với chương trình đang giảng dạy ở các trường. “Các bài giảng sẽ thông qua các trò chơi, những câu chuyện, tình huống… để trẻ tự nhận thức. Cách làm này sẽ giúp trẻ dễ 'ngấm' hơn là việc áp đặt,” ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, việc chọn cấp học mầm non và tiểu học là sự cân nhắc rất kỹ của Hội. Giáo dục càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Lâu nay, chúng ta thường nghĩ dạy giá trị sống cho học sinh mầm non là quá sớm nhưng trên thực tế, khi được dạy từ đầu thì những giá trị đó sẽ lưu giữ được bền lâu hơn, cấp học càng cao, hiệu quả càng giảm.
"Chỉ cần trẻ hiểu 'hòa bình' là yêu thương bạn, không xô đẩy bạn, cánh tay là để ôm nhau chứ không phải để đánh nhau là chúng ta đã thành công,” ông Lâm kết luận.
Hiện nay, chương trình này đã triển khai thí điểm ở 10 trường mầm non và tiểu học của Hà Nội. Những trường có nhu cầu sẽ đăng ký với Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Hà Nội để được hỗ trợ về giáo viên cũng như chương trình giảng dạy.
Chương trình Giáo dục giá trị sống được các nhà giáo dục trên thế giới nghiên cứu thành công từ năm 1995 và được Ban Giáo dục của UNESCO và UNISEP bảo trợ./.
Phạm Mai (Vietnam+)