Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến nay, trong tổng số 585 tổ chức khoa học và công nghệ công lập của các bộ, ngành, địa phương thuộc diện chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đã có 267 tổ chức được phê duyệt đề án chuyến đổi, số còn lại đang xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình chuyển đổi, đã xuất hiện một số mô hình chuyển đổi thành công, tự chủ và năng động, phát huy được thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng, nâng cao được uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường như Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam), Trung tâm An ninh mạng và Trung tâm chế tạo máy công nghệ (Đại học Bách khoa Hà Nội), Viện Nghiên cứu vật liệu xây dựng, Viện Công nghệ thực phẩm...
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức khoa học và công nghệ mới được thành lập và đi vào hoạt động. Năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận hồ sơ và cấp 159 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ.
Để tạo thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 80/2007/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ- CP.
Bộ đã bước đầu hoàn thành việc thí điểm hỗ trợ một số nhóm nghiên cứu trẻ trong các trường đại học tiến hành các dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ, tiến tới tổng kết, nhân rộng mô hình, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khởi nguồn.
Thời gian tới, song song với xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp tiềm năng; xây dựng quy hoạch hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ xúc tiến thành lập mạng lưới tổ chức hỗ trợ đầu tư ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo định hướng xã hội hóa, thu hút đầu tư tư nhân và xây dựng mô hình thí điểm hợp tác công tư trong đầu tư ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ…/.
Trong quá trình chuyển đổi, đã xuất hiện một số mô hình chuyển đổi thành công, tự chủ và năng động, phát huy được thế mạnh trong nghiên cứu ứng dụng, nâng cao được uy tín và năng lực cạnh tranh trên thị trường như Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam), Trung tâm An ninh mạng và Trung tâm chế tạo máy công nghệ (Đại học Bách khoa Hà Nội), Viện Nghiên cứu vật liệu xây dựng, Viện Công nghệ thực phẩm...
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức khoa học và công nghệ mới được thành lập và đi vào hoạt động. Năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận hồ sơ và cấp 159 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công nghệ.
Để tạo thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch sửa đổi, bổ sung việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 80/2007/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ- CP.
Bộ đã bước đầu hoàn thành việc thí điểm hỗ trợ một số nhóm nghiên cứu trẻ trong các trường đại học tiến hành các dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ, tiến tới tổng kết, nhân rộng mô hình, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ khởi nguồn.
Thời gian tới, song song với xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp tiềm năng; xây dựng quy hoạch hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên phạm vi toàn quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ xúc tiến thành lập mạng lưới tổ chức hỗ trợ đầu tư ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo định hướng xã hội hóa, thu hút đầu tư tư nhân và xây dựng mô hình thí điểm hợp tác công tư trong đầu tư ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ…/.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)