Chiều 21/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện các dự án ngành giao thông do Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ.
Tại hội nghị, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ khởi động cũng như giải ngân các dự án ODA mới duy trì được nguồn tài trợ của WB, ADB.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án ODA về giao thông bằng cách ưu tiên sử dụng vốn đối ứng cho các dự án quan trọng cấp thiết và tái cấu trúc các dự án đang thực hiện.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc ngân hàng thế giới (WB) cho biết, thời gian qua, tốc độ giải ngân của ngành giao thông luôn có xu hướng thấp hơn các ngành, lĩnh vực khác do yếu tố liên quan đến xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, quản lý dự án.
Tại cuộc họp, đại diện 2 nhà tài trợ WB và ADB cũng cho rằng, việc rất nhiều dự án giao thông trọng điểm khởi động chậm dẫn đến sự chậm trễ trong việc hưởng lợi từ dự án. Nhiều dự án đã phải gia hạn nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm chạp. Nguyên nhân chính chậm triển khai các dự án ODA giao thông là do thiếu vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Điều đáng nói, dự án càng chậm tiến độ lại càng đội giá so với dự toán ban đầu, khiến giải ngân thêm khó khăn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giải ngân chậm trễ trong các dự án vay vốn WB, ADB cho thấy ngay tác động trước mắt là hầu hết các dự án này đều phải điều chỉnh tăng vốn để đạt được mục tiêu ban đầu hoặc đều phải cơ cấu lại, thu hẹp quy mô dự án để đảm bảo phù hợp với nguồn vốn được phân bổ. Thời gian thực hiện dự án kéo dài làm tăng thêm chi phí quản lý dự án, tư vấn...
Nhằm tăng tính hiệu quả của các dự án tài trợ này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải xem xét, rà soát, điều chỉnh quy mô dự án trong nguồn vốn được phân bổ để triển khai dự án đúng hạn. Đối với các dự án giao thông đô thị cần khẩn trương cơ cấu lại dự án trong khuôn khổ nguồn vốn vay hiện có; đồng thời, ưu tiên bố trí vốn phân bổ cho ngành giao thông nói chung làm đối ứng cho các dự án ODA vay vốn WB, ADB.
Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản và Ban quản lý dự án phối hợp với nhà tài trợ xây dựng chương trình hành động với các mốc triển khai cụ thể làm cơ sở để ban chỉ đạo ODA và nhà tài trợ giám sát thực hiện...
Giao thông là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, trong đó ADB đóng góp 40% tổng khoản vay cho ngành này, WB chiếm 18% các khoản vay./.
Tại hội nghị, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ khởi động cũng như giải ngân các dự án ODA mới duy trì được nguồn tài trợ của WB, ADB.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án ODA về giao thông bằng cách ưu tiên sử dụng vốn đối ứng cho các dự án quan trọng cấp thiết và tái cấu trúc các dự án đang thực hiện.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc ngân hàng thế giới (WB) cho biết, thời gian qua, tốc độ giải ngân của ngành giao thông luôn có xu hướng thấp hơn các ngành, lĩnh vực khác do yếu tố liên quan đến xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng, quản lý dự án.
Tại cuộc họp, đại diện 2 nhà tài trợ WB và ADB cũng cho rằng, việc rất nhiều dự án giao thông trọng điểm khởi động chậm dẫn đến sự chậm trễ trong việc hưởng lợi từ dự án. Nhiều dự án đã phải gia hạn nhưng tiến độ giải ngân vẫn chậm chạp. Nguyên nhân chính chậm triển khai các dự án ODA giao thông là do thiếu vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Điều đáng nói, dự án càng chậm tiến độ lại càng đội giá so với dự toán ban đầu, khiến giải ngân thêm khó khăn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc giải ngân chậm trễ trong các dự án vay vốn WB, ADB cho thấy ngay tác động trước mắt là hầu hết các dự án này đều phải điều chỉnh tăng vốn để đạt được mục tiêu ban đầu hoặc đều phải cơ cấu lại, thu hẹp quy mô dự án để đảm bảo phù hợp với nguồn vốn được phân bổ. Thời gian thực hiện dự án kéo dài làm tăng thêm chi phí quản lý dự án, tư vấn...
Nhằm tăng tính hiệu quả của các dự án tài trợ này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, Bộ Giao thông Vận tải xem xét, rà soát, điều chỉnh quy mô dự án trong nguồn vốn được phân bổ để triển khai dự án đúng hạn. Đối với các dự án giao thông đô thị cần khẩn trương cơ cấu lại dự án trong khuôn khổ nguồn vốn vay hiện có; đồng thời, ưu tiên bố trí vốn phân bổ cho ngành giao thông nói chung làm đối ứng cho các dự án ODA vay vốn WB, ADB.
Bên cạnh đó, các cơ quan chủ quản và Ban quản lý dự án phối hợp với nhà tài trợ xây dựng chương trình hành động với các mốc triển khai cụ thể làm cơ sở để ban chỉ đạo ODA và nhà tài trợ giám sát thực hiện...
Giao thông là lĩnh vực có vai trò quan trọng trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, trong đó ADB đóng góp 40% tổng khoản vay cho ngành này, WB chiếm 18% các khoản vay./.
Thúy Hiền (TTXVN)