Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2011, các tỉnh, thành phố trong vùng phấn đấu xuất khẩu 5,5 triệu tấn gạo sang các thị trường châu Á, châu Phi, EU, Bắc Mỹ, chiếm khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước.
Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long sẽ quay vòng gần 2 triệu hécta đất lúa từ 2-3 vụ lúa, đưa diện tích trồng lúa trong năm lên 3,8 triệu hécta, trong đó có 1 triệu hécta sản xuất lúa chất lượng cao, phấn đấu đạt sản lượng từ 21-22 triệu tấn nhằm góp phần cung ứng đủ nguyên liệu để chế biến phục vụ xuất khẩu.
Các địa phương sử dụng giống mới, kháng sâu bệnh mạnh, thích nghi với từng vùng sinh thái đồng thời cho năng suất cao, chất lượng gạo ổn định.
Đáng chú ý là các địa phương trong vùng sẽ mở rộng diện tích cánh đồng một giống tạo thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế dịch bệnh, cơ giới hóa đồng bộ; xây dựng thêm kho chứa nhằm nâng sức chứa của hệ thống kho chứa trong vùng lên khoảng 1 triệu tấn.
Toàn vùng tiếp tục cải tiến công tác điều hành và điều phối hoạt động xuất khẩu gạo khoa học hơn, ngăn chặn hiệu quả tình trạng bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất và doanh nghiệp; đồng thời cập nhật thông tin giá cả, dự báo thị trường kịp thời.
Mạng lưới thương lái và xay xát gắn kết với các doanh nghiệp xuất khẩu chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm tiêu thụ hết lúa hàng hóa trong dân, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên.
Năm 2010, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất 5,6 triệu tấn gạo, trị giá 2,6 tỷ USD./.
Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long sẽ quay vòng gần 2 triệu hécta đất lúa từ 2-3 vụ lúa, đưa diện tích trồng lúa trong năm lên 3,8 triệu hécta, trong đó có 1 triệu hécta sản xuất lúa chất lượng cao, phấn đấu đạt sản lượng từ 21-22 triệu tấn nhằm góp phần cung ứng đủ nguyên liệu để chế biến phục vụ xuất khẩu.
Các địa phương sử dụng giống mới, kháng sâu bệnh mạnh, thích nghi với từng vùng sinh thái đồng thời cho năng suất cao, chất lượng gạo ổn định.
Đáng chú ý là các địa phương trong vùng sẽ mở rộng diện tích cánh đồng một giống tạo thuận lợi cho việc gieo sạ đồng loạt, khống chế dịch bệnh, cơ giới hóa đồng bộ; xây dựng thêm kho chứa nhằm nâng sức chứa của hệ thống kho chứa trong vùng lên khoảng 1 triệu tấn.
Toàn vùng tiếp tục cải tiến công tác điều hành và điều phối hoạt động xuất khẩu gạo khoa học hơn, ngăn chặn hiệu quả tình trạng bán phá giá, gây thiệt hại đến quyền lợi của người sản xuất và doanh nghiệp; đồng thời cập nhật thông tin giá cả, dự báo thị trường kịp thời.
Mạng lưới thương lái và xay xát gắn kết với các doanh nghiệp xuất khẩu chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm tiêu thụ hết lúa hàng hóa trong dân, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi từ 30% trở lên.
Năm 2010, Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất 5,6 triệu tấn gạo, trị giá 2,6 tỷ USD./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)