Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường sản xuất giống xác nhận, cung ứng cho nông dân gieo sạ 50% diện tích đất trồng lúa trong những mùa vụ tới.
Trong đó, các viện khoa học, trường đại học bảo đảm cung ứng 100% giống siêu nguyên chủng, 70% giống nguyên chủng, 50% giống xác nhận cho toàn vùng.
Để đạt được yêu cầu trên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các cơ quan khoa học trong vùng mở rộng sản xuất lúa giống đạt chuẩn trên cả hai hệ thống chính quy và nông hộ; tăng cường đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, trang bị thêm thiết bị kiểm nghiệm cho các trung tâm giống cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác quản lý giống trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cả trong giai đoạn sản xuất, chế biến, lưu thông.
Các nông hộ nhân giống được hỗ trợ giống gốc (siêu nguyên chủng, nguyên chủng), cho vay ưu đãi, chuyển giao lúa giống mới; tập huấn chu đáo để họ nắm vững kỹ thuật sản xuất, phương pháp kiểm định, kiểm nghiệm để việc nhân giống đạt hiệu quả.
Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm trồng 3,8 triệu ha lúa. Nhu cầu giống đạt chuẩn (siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận) là trên 420.000 tấn, nhưng năng lực của hệ thống sản xuất giống của các viện trường, các địa phương (40 đơn vị) mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, trong đó các viện trường mới đáp ứng 8% nhu cầu; hệ thống nông hộ nhân giống chỉ mới đáp ứng 22% nhu cầu.
Do vậy, thiếu giống lúa đạt chuẩn nghiêm trọng nhất là vụ lúa đông xuân. Giống do nông hộ nhân, cung ứng cho người trồng chất lượng còn thấp và không đồng nhất.
Riêng các viện, trường vẫn còn thiếu trang thiết bị phục vụ thu hoạch, chế biến hạt giống./.
Trong đó, các viện khoa học, trường đại học bảo đảm cung ứng 100% giống siêu nguyên chủng, 70% giống nguyên chủng, 50% giống xác nhận cho toàn vùng.
Để đạt được yêu cầu trên, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các cơ quan khoa học trong vùng mở rộng sản xuất lúa giống đạt chuẩn trên cả hai hệ thống chính quy và nông hộ; tăng cường đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ thuật viên, trang bị thêm thiết bị kiểm nghiệm cho các trung tâm giống cấp tỉnh để thực hiện tốt công tác quản lý giống trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, thanh tra các đơn vị sản xuất và kinh doanh giống cả trong giai đoạn sản xuất, chế biến, lưu thông.
Các nông hộ nhân giống được hỗ trợ giống gốc (siêu nguyên chủng, nguyên chủng), cho vay ưu đãi, chuyển giao lúa giống mới; tập huấn chu đáo để họ nắm vững kỹ thuật sản xuất, phương pháp kiểm định, kiểm nghiệm để việc nhân giống đạt hiệu quả.
Đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm trồng 3,8 triệu ha lúa. Nhu cầu giống đạt chuẩn (siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận) là trên 420.000 tấn, nhưng năng lực của hệ thống sản xuất giống của các viện trường, các địa phương (40 đơn vị) mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, trong đó các viện trường mới đáp ứng 8% nhu cầu; hệ thống nông hộ nhân giống chỉ mới đáp ứng 22% nhu cầu.
Do vậy, thiếu giống lúa đạt chuẩn nghiêm trọng nhất là vụ lúa đông xuân. Giống do nông hộ nhân, cung ứng cho người trồng chất lượng còn thấp và không đồng nhất.
Riêng các viện, trường vẫn còn thiếu trang thiết bị phục vụ thu hoạch, chế biến hạt giống./.
Thế Đạt (TTXVN)