Theo ngành thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2013, các tỉnh có kế hoạch đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,7-2 tỷ USD.
Theo đó, năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đưa khoảng 6.000 ha mặt nước vào nuôi cá tra, nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, thành phố Cần Thơ.
Các tỉnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo quản, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến; thường xuyên thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước, thế giới và tăng cường thông tin dự báo giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh sản xuất, tránh thua lỗ.
Các tỉnh củng cố, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, bảo đảm cung ứng 4 tỷ cá giống đạt chuẩn và 3,3 triệu tấn thức ăn cho người nuôi.
Các tỉnh khuyến khích người nuôi mở rộng liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cá tra bởi cách làm này giảm chi phí đầu tư của nông hộ đến mức thấp nhất và đầu ra sản phẩm được bao tiêu. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này ít rủi ro, giúp nông dân có thu nhập ổn định nhờ các thành viên tham gia trong liên kết dọc cùng có trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng.
Các tỉnh không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng trên 10 ha nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch đồng thời liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà máy chế biến về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến, phấn đấu đạt sản lượng 1,2-1,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 650.000 tấn.
Các tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa các dạng sản phẩm tươi sống, phi lê, đông lạnh, băm viên... Đồng thời phấn đấu cung ứng đủ vốn tín dụng cho người nuôi cá và các doanh nghiệp mua chế biến xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước đồng thời khoanh nợ đối với những hộ phá sản, giãn nợ đối với những hộ thua lỗ trong năm 2012.
Năm 2012, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 5.910 ha mặt nước vào nuôi cá tra, sản lượng đạt gần 1,29 triệu tấn và đã xuất khẩu 645.000 tấn./.
Theo đó, năm nay, Đồng bằng sông Cửu Long đưa khoảng 6.000 ha mặt nước vào nuôi cá tra, nhiều nhất tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, thành phố Cần Thơ.
Các tỉnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, bảo quản, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chế biến; thường xuyên thông tin tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra tại thị trường trong nước, thế giới và tăng cường thông tin dự báo giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh sản xuất, tránh thua lỗ.
Các tỉnh củng cố, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, bảo đảm cung ứng 4 tỷ cá giống đạt chuẩn và 3,3 triệu tấn thức ăn cho người nuôi.
Các tỉnh khuyến khích người nuôi mở rộng liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và tiêu thụ cá tra bởi cách làm này giảm chi phí đầu tư của nông hộ đến mức thấp nhất và đầu ra sản phẩm được bao tiêu. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư này ít rủi ro, giúp nông dân có thu nhập ổn định nhờ các thành viên tham gia trong liên kết dọc cùng có trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng.
Các tỉnh không nuôi cá cao sản tràn lan mà chỉ nuôi tại khu vực có diện tích rộng trên 10 ha nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch đồng thời liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với nhà máy chế biến về hợp đồng bao tiêu sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến, phấn đấu đạt sản lượng 1,2-1,5 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 650.000 tấn.
Các tỉnh tạo điều kiện cho người nuôi mở rộng tiêu thụ nội địa các dạng sản phẩm tươi sống, phi lê, đông lạnh, băm viên... Đồng thời phấn đấu cung ứng đủ vốn tín dụng cho người nuôi cá và các doanh nghiệp mua chế biến xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước đồng thời khoanh nợ đối với những hộ phá sản, giãn nợ đối với những hộ thua lỗ trong năm 2012.
Năm 2012, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa 5.910 ha mặt nước vào nuôi cá tra, sản lượng đạt gần 1,29 triệu tấn và đã xuất khẩu 645.000 tấn./.
Thế Đạt (TTXVN)