Về đầu nguồn các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nơi nước lũ về sớm và dâng cao nhất, so với cả mùa lũ lịch sử năm 2000, đâu đâu cũng nhộn nhịp chuẩn bị phương tiện đánh bắt thủy sản, chiếc xuồng ba lá có gắn máy đang ngược dòng lũ mạnh, chiếc xuồng con nhỏ chồng chềnh giữa đồng nước mênh mong “mùa nước nổi.”
Các hộ nuôi cá bè bình thản cho con cá điêu hồng ăn và chỉ còn vài hôm nữa thì cất bè. Hộ nuôi cá tra hầm thì đăng lưới bao quanh thật cao đưa những chiếc xuồng chở đầy thức ăn công nghiệp tung lên và đàn cá háo ăn tung vảy đôi trắng xóa cả đầm, ao nuôi. Nhưng đánh bắt cá linh là “loại mì ăn liền” đối với bà con vùng lũ năm nay.
Cá linh mùa lũ được giá cao
Đầu mùa lũ cá linh bán chạy như “tôm tươi” và được giá chưa từng có 120.000 đồng/kg. Các quán cơm, nhà hàng từ bình dân đến cao cấp ở thị trấn, thị xã và thành phố lớn, đâu đâu cũng có thực đơn cá linh kho me, cá linh chiên ròn…
Món đặc sản cá linh mùa nước nổi cung không đủ cầu ngay trong những ngày đầu cá linh về làm cho những người dân thôn quê mưu sinh từ lưới, nò, đáy cá linh nhộn nhịp và đem về cho họ một nguồn thu không nhỏ trong mùa nước nổi lớn năm nay. Đến mùa linh rộ nhất giá xuống còn 80.000đồng/kg và hiện tại đầu tháng 10/2011 cá linh đầu nguồn lớn hơn ngón tay cái, giá chỉ còn 40.000 đến 50.000đồng/kg.
Nhiều hộ thương lái thu gom cá linh về các chợ trung tâm, chợ đầu mối rất nhộn nhịp giữa mùa lũ lớn.
Vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, mùa lũ về có thu nhập thấp, không có vốn đầu tư hầm bề thì khai thác cá Linh, hoặc câu bắt các loại cá trắng khác như lộp, nò, đăng… rất đa dạng và họ kiếm được vài trăm ngàn đồng mỗi ngày. Tại An Phú-An Giang có 3.590 hộ chuyên nghề câu lưới mùa lũ, tỉnh cũng đã hỗ trợ 847 hộ khó khăn về phương tiện, như xuồng, lưới… để họ mưu sinh trong mùa lũ lớn.
Cá nuôi bè có nguy cơ giảm giá, cá da trơn có khả năng tăng cao
Trên 1.200 bè cá của tỉnh An Giang, trong đó chủ yếu là ở huyện Châu Phú và 600 bè ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Mùa lũ rất lớn, cá bè ở Đồng bằn sông Cửu Long nhìn chung được bà con neo, chằng rất chặt và rất an toàn. Cá nuôi bè gặp nước lũ chảy mạnh nên tăng trọng nhanh. Còn các hộ nuôi cá hầm, do chưa lường hết được nước dâng cao và bất thường nên thiệt hại khá lớn.
Tại An Giang, có 476 ao nuôi cá tra bị ngập, với diện tích nuôi trên 100 héc-ta làm thiệt hại gần 10 tấn cá sắp thu hoạch và 3.347 triệu con cá giống. Tỉnh Đồng Tháp cũng có 365 ha nuôi cá bị ngập, làm thiệt hại hàng trăm tấn cá sắp thu hoạch.
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, nuôi trồng thủy sản thì có hai dạng chính là nuôi cá bè và nuôi ao đầm. Nếu như nuôi cá hầm với các loại cá chủ lực như cá tra (cá da trơn) cung cấp cho thị trường xuất khẩu, nuôi cá bè chủ yếu là cá điêu hồng, cá lóc (cá trắng) cung cấp cho thị nội địa. Cá da trơn nuôi bè truyền thống còn lại rất ít vì đầu tư rất lớn cho bè cá. Mùa nước nổi lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long có năm triển vọng rất lớn cho người nuôi cá và khai thác thủy sản. Những hộ khá hơn thì không đánh bắt tự nhiên, đầu tư vào nuôi lồng bè.
Hiện nay toàn huyện có 600 lồng bè cá, trong đó 550 bè nuôi cá trắng như cá lóc bộng, cá điêu hồng; 135 ao nuôi hầm, chủ yếu là nuôi cá tra (da trơn), trong đó có 5,5 ha nuôi tôm càng xanh. Dù mùa lũ lớn nước dâng cao nhưng bà con bảo vệ khá an toàn các cá bè, hầm cá, chưa có sự cố nào xảy ra như vỡ bờ bao nuôi cá, đứt bè nuôi, lũ cuốn trôi… dẫn đến thiệt hại.
Theo ông Mẫn, năm nay huyện Hồng Ngụ sẽ cung cấp cho thị trường 16.500 tấn cá các loại, trong đó có 5.500 tấn cá da trơn thương phẩm và có khả năng đánh bắt trên 1.200 tấn cá, trong đó cá linh chiếm phần lớn trong mùa nước nổi lớn năm nay.
Bà con nuôi cá bè ở Hồng Ngự cho biết, hiện nay các loại cá nuôi bè như cá điêu hồng, cá lóc bông… đều giảm. Như cá điêu hồng năm ngoái 30.000 đồng/kg nay còn 26.000 đồng/kg, trong khi thức ăn cho thủy sản tăng rất cao so với năm ngoái. Và bà con chưa cất hầm nhưng có câu nhận định: không lời được như năm ngoái. Đặc biệt là cá tra xuất khẩu nuôi hầm thì ngược lại: cá không đủ cho các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu.
Ngoài việc An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ giảm diện tích nuôi (treo hầm)... thì nước lũ dâng cao làm diện tích nuôi cá tra hầm ao bị phá vỡ, làm cho cá tra xuất khẩu thiếu trầm trọng hơn. Qua hai yếu tố nêu trên, giá cá da trơn tăng rất cao, cá thịt trắng 1 kg/con lên đến 26.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg. Theo nhận định, giá có khả năng tăng cao vào các tháng cuối năm vì các nhà máy chạy nước rút thực hiện hợp đồng giao hàng cho khách đã ký./.
Các hộ nuôi cá bè bình thản cho con cá điêu hồng ăn và chỉ còn vài hôm nữa thì cất bè. Hộ nuôi cá tra hầm thì đăng lưới bao quanh thật cao đưa những chiếc xuồng chở đầy thức ăn công nghiệp tung lên và đàn cá háo ăn tung vảy đôi trắng xóa cả đầm, ao nuôi. Nhưng đánh bắt cá linh là “loại mì ăn liền” đối với bà con vùng lũ năm nay.
Cá linh mùa lũ được giá cao
Đầu mùa lũ cá linh bán chạy như “tôm tươi” và được giá chưa từng có 120.000 đồng/kg. Các quán cơm, nhà hàng từ bình dân đến cao cấp ở thị trấn, thị xã và thành phố lớn, đâu đâu cũng có thực đơn cá linh kho me, cá linh chiên ròn…
Món đặc sản cá linh mùa nước nổi cung không đủ cầu ngay trong những ngày đầu cá linh về làm cho những người dân thôn quê mưu sinh từ lưới, nò, đáy cá linh nhộn nhịp và đem về cho họ một nguồn thu không nhỏ trong mùa nước nổi lớn năm nay. Đến mùa linh rộ nhất giá xuống còn 80.000đồng/kg và hiện tại đầu tháng 10/2011 cá linh đầu nguồn lớn hơn ngón tay cái, giá chỉ còn 40.000 đến 50.000đồng/kg.
Nhiều hộ thương lái thu gom cá linh về các chợ trung tâm, chợ đầu mối rất nhộn nhịp giữa mùa lũ lớn.
Vùng Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, mùa lũ về có thu nhập thấp, không có vốn đầu tư hầm bề thì khai thác cá Linh, hoặc câu bắt các loại cá trắng khác như lộp, nò, đăng… rất đa dạng và họ kiếm được vài trăm ngàn đồng mỗi ngày. Tại An Phú-An Giang có 3.590 hộ chuyên nghề câu lưới mùa lũ, tỉnh cũng đã hỗ trợ 847 hộ khó khăn về phương tiện, như xuồng, lưới… để họ mưu sinh trong mùa lũ lớn.
Cá nuôi bè có nguy cơ giảm giá, cá da trơn có khả năng tăng cao
Trên 1.200 bè cá của tỉnh An Giang, trong đó chủ yếu là ở huyện Châu Phú và 600 bè ở huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp). Mùa lũ rất lớn, cá bè ở Đồng bằn sông Cửu Long nhìn chung được bà con neo, chằng rất chặt và rất an toàn. Cá nuôi bè gặp nước lũ chảy mạnh nên tăng trọng nhanh. Còn các hộ nuôi cá hầm, do chưa lường hết được nước dâng cao và bất thường nên thiệt hại khá lớn.
Tại An Giang, có 476 ao nuôi cá tra bị ngập, với diện tích nuôi trên 100 héc-ta làm thiệt hại gần 10 tấn cá sắp thu hoạch và 3.347 triệu con cá giống. Tỉnh Đồng Tháp cũng có 365 ha nuôi cá bị ngập, làm thiệt hại hàng trăm tấn cá sắp thu hoạch.
Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, nuôi trồng thủy sản thì có hai dạng chính là nuôi cá bè và nuôi ao đầm. Nếu như nuôi cá hầm với các loại cá chủ lực như cá tra (cá da trơn) cung cấp cho thị trường xuất khẩu, nuôi cá bè chủ yếu là cá điêu hồng, cá lóc (cá trắng) cung cấp cho thị nội địa. Cá da trơn nuôi bè truyền thống còn lại rất ít vì đầu tư rất lớn cho bè cá. Mùa nước nổi lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long có năm triển vọng rất lớn cho người nuôi cá và khai thác thủy sản. Những hộ khá hơn thì không đánh bắt tự nhiên, đầu tư vào nuôi lồng bè.
Hiện nay toàn huyện có 600 lồng bè cá, trong đó 550 bè nuôi cá trắng như cá lóc bộng, cá điêu hồng; 135 ao nuôi hầm, chủ yếu là nuôi cá tra (da trơn), trong đó có 5,5 ha nuôi tôm càng xanh. Dù mùa lũ lớn nước dâng cao nhưng bà con bảo vệ khá an toàn các cá bè, hầm cá, chưa có sự cố nào xảy ra như vỡ bờ bao nuôi cá, đứt bè nuôi, lũ cuốn trôi… dẫn đến thiệt hại.
Theo ông Mẫn, năm nay huyện Hồng Ngụ sẽ cung cấp cho thị trường 16.500 tấn cá các loại, trong đó có 5.500 tấn cá da trơn thương phẩm và có khả năng đánh bắt trên 1.200 tấn cá, trong đó cá linh chiếm phần lớn trong mùa nước nổi lớn năm nay.
Bà con nuôi cá bè ở Hồng Ngự cho biết, hiện nay các loại cá nuôi bè như cá điêu hồng, cá lóc bông… đều giảm. Như cá điêu hồng năm ngoái 30.000 đồng/kg nay còn 26.000 đồng/kg, trong khi thức ăn cho thủy sản tăng rất cao so với năm ngoái. Và bà con chưa cất hầm nhưng có câu nhận định: không lời được như năm ngoái. Đặc biệt là cá tra xuất khẩu nuôi hầm thì ngược lại: cá không đủ cho các nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu.
Ngoài việc An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ giảm diện tích nuôi (treo hầm)... thì nước lũ dâng cao làm diện tích nuôi cá tra hầm ao bị phá vỡ, làm cho cá tra xuất khẩu thiếu trầm trọng hơn. Qua hai yếu tố nêu trên, giá cá da trơn tăng rất cao, cá thịt trắng 1 kg/con lên đến 26.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg. Theo nhận định, giá có khả năng tăng cao vào các tháng cuối năm vì các nhà máy chạy nước rút thực hiện hợp đồng giao hàng cho khách đã ký./.
(TTXVN/Vietnam+)