Trong chuỗi các sự kiện diễn của Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long, chiều 20/10, Hội nghị Hợp tác quốc tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã diễn ra tại tỉnh Cà Mau.
Các đại biểu nhất trí đánh giá trong thời gian qua, các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã cơ bản xây dựng được quy chế hoạt động đối ngoại phù hợp với Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhờ đó, công tác quản lý các hoạt động đối ngoại địa phương tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động đối ngoại đều tập trung thực hiện có hiệu quả 3 trụ cột chính là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa.
Nhiều đại biểu đánh giá công tác đối ngoại của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua hiệu quả đạt được chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng. Trong thời gian tới, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó chú trọng là hợp tác kinh tế.
Hình ảnh của địa phương được tăng cường quảng bá thông qua các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm của các tổ chức xúc tiến đầu tư, các tổ chức quốc tế. Các địa phương trong vùng chủ động liên kết, kết nghĩa với các địa phương nước ngoài để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, văn hóa.
Các đại biểu cũng kiến nghị các cấp có thẩm quyền, xây dựng quy chế hoạt động đối ngoại phù hợp với chính sách chung nhưng đồng thời gắn với tình hình thực tế của địa phương; mở rộng giao lưu đối ngoại nhân dân theo phương châm đa dạng, thực tế và hiệu quả.
Hoạt động đối ngoại của các địa phương thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn nhiều bất cập. Đó là Cà chưa ban hành được quy chế đối ngoại cụ thể từng địa phương, từ đó dẫn tới sự chồng chéo giữa địa phương và bộ ngành trung ương, giữa địa phương này với địa phương khác trong khu vực.
Chương trình đối ngoại của một số tỉnh còn sơ sài, không thực chất nên không đạt hiệu quả. Nhiều địa phương chưa thật sự chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong việc xây dựng chương trình, nội dung quản lý các đoàn ra, vào để ký kết thỏa thuận hợp tác./.
Các đại biểu nhất trí đánh giá trong thời gian qua, các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đã cơ bản xây dựng được quy chế hoạt động đối ngoại phù hợp với Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhờ đó, công tác quản lý các hoạt động đối ngoại địa phương tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động đối ngoại đều tập trung thực hiện có hiệu quả 3 trụ cột chính là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa.
Nhiều đại biểu đánh giá công tác đối ngoại của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thời gian qua hiệu quả đạt được chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng. Trong thời gian tới, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ đẩy mạnh hợp tác quốc tế, trong đó chú trọng là hợp tác kinh tế.
Hình ảnh của địa phương được tăng cường quảng bá thông qua các trang thông tin điện tử, các ấn phẩm của các tổ chức xúc tiến đầu tư, các tổ chức quốc tế. Các địa phương trong vùng chủ động liên kết, kết nghĩa với các địa phương nước ngoài để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, văn hóa.
Các đại biểu cũng kiến nghị các cấp có thẩm quyền, xây dựng quy chế hoạt động đối ngoại phù hợp với chính sách chung nhưng đồng thời gắn với tình hình thực tế của địa phương; mở rộng giao lưu đối ngoại nhân dân theo phương châm đa dạng, thực tế và hiệu quả.
Hoạt động đối ngoại của các địa phương thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn nhiều bất cập. Đó là Cà chưa ban hành được quy chế đối ngoại cụ thể từng địa phương, từ đó dẫn tới sự chồng chéo giữa địa phương và bộ ngành trung ương, giữa địa phương này với địa phương khác trong khu vực.
Chương trình đối ngoại của một số tỉnh còn sơ sài, không thực chất nên không đạt hiệu quả. Nhiều địa phương chưa thật sự chủ động phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong việc xây dựng chương trình, nội dung quản lý các đoàn ra, vào để ký kết thỏa thuận hợp tác./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)