Trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long-Cà Mau 2011, ngày 19/10, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ đã chủ trì hội nghị, đề ra phương hướng xúc tiến thương mại, phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2015.
Hội nghị xác định 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể gồm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, quan hệ đối ngoại và liên kết hợp tác, xúc tiến truyền thông…
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, có giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 33% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia, gạo xuất khẩu chiếm 90% cả nước. Sản lượng thủy sản chiếm 59%, giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 60% cả nước.
Vì vậy, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải phấn đấu nâng cao hiệu quả lương thực, thủy sản nhằm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung về lương thực, cũng như an ninh lương thực cho cả nước.
Trong giai đoạn tới, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung xúc tiến đầu tư theo hướng mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng tới các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..., hướng tới thu hút đầu tư từ các vùng Trung Đông, châu Phi…
Về thương mại, bên cạnh việc duy trì và phát triển có hiệu quả các thị trường truyền thống, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thể mở rộng sang thị trường mới như Ấn Độ, Pakistan, Liên bang Nga.
Trong thu hút du lịch trong nước và nước ngoài, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung khai thác tiềm năng lợi thế của vùng sông nước có truyền thống văn hóa đặc sắc như các lễ hội văn hóa lịch sử của người Kinh và Khmer. Lợi thế lớn nhất để thu hút du lịch là môi trường và khí hậu, do vậy Đồng bằng sông Cửu Long khai thác tốt lợi thế này để thúc đẩy du lịch hội nhập với bên ngoài.
Điểm nhấn trong xúc tiến thương mại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2015 là đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế, kinh tế đối ngoại nhằm xây dựng hình ảnh của Đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch và đầu tư với nước ngoài thông qua việc cử các đoàn đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm; tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị khoa học trong nước và khu vực, thông qua đó đóng góp cho quá trình xây dựng và triển khai chính sách, quy hoạch phát triển vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long luôn chú trọng mối quan hệ hợp tác toàn diện với thành phố Hồ chí Minh, vì đây là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, đồng thời đây là cửa ngõ giao thương và đối ngoại của khu vực phía Nam./.
Hội nghị xác định 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể gồm xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, quan hệ đối ngoại và liên kết hợp tác, xúc tiến truyền thông…
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, có giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 33% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp quốc gia, gạo xuất khẩu chiếm 90% cả nước. Sản lượng thủy sản chiếm 59%, giá trị xuất khẩu thủy sản chiếm 60% cả nước.
Vì vậy, các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phải phấn đấu nâng cao hiệu quả lương thực, thủy sản nhằm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm nguồn cung về lương thực, cũng như an ninh lương thực cho cả nước.
Trong giai đoạn tới, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung xúc tiến đầu tư theo hướng mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng tới các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ..., hướng tới thu hút đầu tư từ các vùng Trung Đông, châu Phi…
Về thương mại, bên cạnh việc duy trì và phát triển có hiệu quả các thị trường truyền thống, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thể mở rộng sang thị trường mới như Ấn Độ, Pakistan, Liên bang Nga.
Trong thu hút du lịch trong nước và nước ngoài, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung khai thác tiềm năng lợi thế của vùng sông nước có truyền thống văn hóa đặc sắc như các lễ hội văn hóa lịch sử của người Kinh và Khmer. Lợi thế lớn nhất để thu hút du lịch là môi trường và khí hậu, do vậy Đồng bằng sông Cửu Long khai thác tốt lợi thế này để thúc đẩy du lịch hội nhập với bên ngoài.
Điểm nhấn trong xúc tiến thương mại Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2015 là đẩy mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế, kinh tế đối ngoại nhằm xây dựng hình ảnh của Đồng bằng sông Cửu Long, tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại - du lịch và đầu tư với nước ngoài thông qua việc cử các đoàn đi nước ngoài học hỏi kinh nghiệm; tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội nghị khoa học trong nước và khu vực, thông qua đó đóng góp cho quá trình xây dựng và triển khai chính sách, quy hoạch phát triển vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long luôn chú trọng mối quan hệ hợp tác toàn diện với thành phố Hồ chí Minh, vì đây là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, đồng thời đây là cửa ngõ giao thương và đối ngoại của khu vực phía Nam./.
Trần Thành Nên (TTXVN/Vietnam+)