Ủy ban châu Âu (EC) ghi nhận và khuyến khích nỗ lực nghiêm túc của các bộ, ngành Việt Nam trong thời gian gần đây, thông qua những nội dung giải trình có liên quan đến các tiêu chí của nền kinh tế thị trường.
Đây là phát biểu của ông Stefaan Depypere, Cục trưởng phụ trách Phòng vệ Thương mại của Tổng vụ Thương mại EC, trong buổi gặp gỡ với đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài nước diễn ra ngày 24/9, khi kết thúc chương trình làm việc tại Việt Nam.
Theo chương trình, đoàn công tác EC đã có các buổi làm việc với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Việt Nam để tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán hiện hành trên phương diện chính sách vĩ mô, khung luật pháp và kết quả thực hiện ở cấp độ các doanh nghiệp.
Đại diện cho Tổng vụ Thương mại EC, ông Depypere cho biết, liên quan đến việc cân nhắc, xem xét các thông số của nền kinh tế Việt Nam để tiến tới công nhận nền kinh tế thị trường, phía EU đã thống nhất với các cơ quan chức năng Việt Nam về việc sẽ cùng xây dựng các nghiên cứu chung, với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế độc lập.
Trên cơ sở nghiên cứu này, hai bên sẽ tiến hành tham chiếu với số liệu thống kê của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế uy tín như WB, IMF để có được kết luận cuối cùng, khách quan nhất về các mặt của nền kinh tế Việt Nam.
Ông Depypere cũng bày tỏ hy vọng rằng nếu phát huy được những tiến bộ và tinh thần hợp tác làm việc như hiện nay, rất có thể Việt Nam sẽ đạt được trọn vẹn cả 5 tiêu chí của nền kinh tế thị trường mà EU đề ra vào trước năm 2018.
Trong buổi gặp gỡ, ông Depypere cũng thông báo rằng sau kết quả tích cực của vòng đàm phán thứ 9, nhiều khả năng Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) mới nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh ASEM diễn ra vào tháng 10 tới đây tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ.
Liên quan đến việc EU áp thuế chống bán phá giá đối vối mặt hàng giày mũ da của Việt Nam có thời hạn đến tháng 3/2011, ông Depypere cho rằng quyết định tiếp theo của EC sẽ phụ thuộc nhiều vào các động thái và sức khỏe của ngành công nghiệp giày ở châu Âu.
Tuy nhiên, về phần mình, ông đã dự cảm được những tín hiệu tích cực tương tự như kết quả đối với mặt hàng xe đạp của Việt Nam xuất sang châu Âu.
Vào tháng 2/2010, phía EC đã công nhận Việt Nam đạt được tiêu chí đầu tiên trên năm tiêu chí để được công nhận có nền kinh tế thị trường; đó là mức độ ảnh hưởng của Chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp, dù là trực tiếp hay gián tiếp./.
Đây là phát biểu của ông Stefaan Depypere, Cục trưởng phụ trách Phòng vệ Thương mại của Tổng vụ Thương mại EC, trong buổi gặp gỡ với đại diện các cơ quan báo chí trong và ngoài nước diễn ra ngày 24/9, khi kết thúc chương trình làm việc tại Việt Nam.
Theo chương trình, đoàn công tác EC đã có các buổi làm việc với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính Việt Nam để tập trung nghiên cứu hệ thống kế toán hiện hành trên phương diện chính sách vĩ mô, khung luật pháp và kết quả thực hiện ở cấp độ các doanh nghiệp.
Đại diện cho Tổng vụ Thương mại EC, ông Depypere cho biết, liên quan đến việc cân nhắc, xem xét các thông số của nền kinh tế Việt Nam để tiến tới công nhận nền kinh tế thị trường, phía EU đã thống nhất với các cơ quan chức năng Việt Nam về việc sẽ cùng xây dựng các nghiên cứu chung, với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế độc lập.
Trên cơ sở nghiên cứu này, hai bên sẽ tiến hành tham chiếu với số liệu thống kê của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế uy tín như WB, IMF để có được kết luận cuối cùng, khách quan nhất về các mặt của nền kinh tế Việt Nam.
Ông Depypere cũng bày tỏ hy vọng rằng nếu phát huy được những tiến bộ và tinh thần hợp tác làm việc như hiện nay, rất có thể Việt Nam sẽ đạt được trọn vẹn cả 5 tiêu chí của nền kinh tế thị trường mà EU đề ra vào trước năm 2018.
Trong buổi gặp gỡ, ông Depypere cũng thông báo rằng sau kết quả tích cực của vòng đàm phán thứ 9, nhiều khả năng Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA) mới nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh ASEM diễn ra vào tháng 10 tới đây tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ.
Liên quan đến việc EU áp thuế chống bán phá giá đối vối mặt hàng giày mũ da của Việt Nam có thời hạn đến tháng 3/2011, ông Depypere cho rằng quyết định tiếp theo của EC sẽ phụ thuộc nhiều vào các động thái và sức khỏe của ngành công nghiệp giày ở châu Âu.
Tuy nhiên, về phần mình, ông đã dự cảm được những tín hiệu tích cực tương tự như kết quả đối với mặt hàng xe đạp của Việt Nam xuất sang châu Âu.
Vào tháng 2/2010, phía EC đã công nhận Việt Nam đạt được tiêu chí đầu tiên trên năm tiêu chí để được công nhận có nền kinh tế thị trường; đó là mức độ ảnh hưởng của Chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp, dù là trực tiếp hay gián tiếp./.
Quang Thanh (Vietnam+)