Kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi Đại học đợt 2, thí sinh các khối D, B nhận định đề thi không quá khó và vừa sức nhưng lại khá dài. Với sĩ tử khối C, đề Địa lý gây sự chú ý về tính thời sự biển đảo Việt Nam, khơi gợi nên trách nhiệm của những người trẻ đối với biển, đảo nước nhà.
Đề Địa với thời sự biển đảo
Cũng như 2 môn thi ngày hôm qua, sáng hôm nay sĩ tử dự thi khối C đã thở phào nhẹ nhõm sau khi hoàn thành môn Địa với mức đề được đánh giá là đúng trọng tâm, sát với chương trình học và ôn tập lớp 12.
Rời phòng thi với khuôn mặt rạng rỡ, thí sinh Lương Mạnh Tuyền (Lạng Sơn) dự thi vào khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Đề năm nay dễ và sát với chương trình học ở lớp 12. Em nghĩ với các bạn học lực trung bình có thể làm được 60-70%.”
“Trong 4 câu đề thì câu nói về biển đảo là em thấy ý nghĩa nhất. Đây là vấn đề thời sự rất được quan tâm, bản thân em cũng rất lưu ý vấn đề này và rất may em đã trúng ‘tủ’ nên làm làm bài khá tốt,” Tuyền hồ hởi nói.
Theo đánh giá của Tuyền, những thí sinh "học vẹt" không thể làm được vì câu hỏi chú trọng đến tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản. Học sinh cần phải xem thời sự cập nhật thông tin thời sự về biển đảo nước ta. Ngoài ra, giáo viên trong giờ dạy cũng cần phải có sự liên hệ với biển đảo với sự nghiệp an ninh biển đảo và quốc phòng.
Cũng như Tuyền, thí sinh Nguyễn Thị Hằng (Bắc Ninh) cũng nhận định đề năm nay rất vừa sức học sinh. Và vấn đề thời sự liên quan đến biển đảo là câu hỏi hay nhất.
"Câu các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ trực thuộc tỉnh, thành phố nào là câu khá hay khi vấn đề thời sự biển Đông luôn được cập nhật trên các bản tin thông tin đại chúng thường ngày," Hằng chia sẻ.
Nhìn lại 3 môn thi, thí sinh Đỗ Thị Hà (Bắc Ninh) dự thi vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tỏ ra hài lòng với bài làm khá chỉnh chu của mình.
“Đề thi khối C năm nay rất vừa sức và sát với chương trình em đã được ôn luyện ở lớp 12. So với năm ngoái thì đề thi năm nay dễ hơn, có khả năng số lượng thí sinh bước vào giảng đường Đại học sẽ nhiều hơn, điểm cũng sẽ cao hơn. Em tự tin em sẽ đậu,” Hà thật thà nói.
Đề tiếng Anh dài, môn Hóa vừa sức
Ngày thi cuối cùng kỳ thi Đại học 2012, chưa đến 9 giờ sáng mà Hà Nội đã nắng như đổ lửa. Đứng bên lề đường cạnh trường Đại học Kinh tế đợi anh trai tới đón, Nguyễn Bá Linh (Lào Cai) cho hay, đề thi tiếng Anh không quá khó, nhưng lại khá dài.
Theo Linh, với 80 câu hỏi trong 90 phút thi, thí sinh sẽ phải mất nhiều thời gian mới làm xong được bài và ít có thời gian soát lại. Trong phòng của em dự thi, các bạn hầu hết buông bút khi tiếng trống thu bài cất lên.
Cũng theo thí sinh này, nếu nắm chắc ngữ pháp, việc kiếm điểm 6 - 7 không quá khó. Về phần mình, Linh tự tin sẽ được 8 điểm.
Thí sinh Trần Thị Thu Trang (dự thi trường Đại học Xây dựng) thì nhận xét, đề thi môn tiếng Anh khối D khó hơn đề khối A1. Trong đó, câu 30 là khó nhất bởi phần bài đọc khá dài và nhiều từ mới.
Theo đánh giá của Trang, đề thi không có nhiều cấu trúc, hiện tượng ngữ pháp lạ nhưng mang tính tổng hợp cao, kiểm tra thí sinh toàn diện các kiến thức, kỹ năng làm bài ở các lĩnh vực: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc-hiểu, viết…
“Với 3 môn thi đợt này, em tin mình sẽ đạt trên 20 điểm và sẽ trúng tuyển vào Đại học. Bởi lẽ, năm nay quy chế mở, không hạn chế số đợt xét tuyển và không quy định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước nên cho dù không đỗ vào trường em đăng ký thì cũng dễ dàng ‘vượt ải’ ở các trường khác,” Trang tự tin nói.
Đối với những thí sinh thi khối B, đề Hóa năm nay bám sát kiến thức cơ bản lớp 12. Theo nhận định của các sĩ tử, học sinh học trung bình có thể đạt được 5 - 6 điểm.
Em Phạm Thị Hà, trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Hà Nội) đánh giá, đề Hóa khối B dễ hơn so với khối A. Trong 40 câu hỏi phần chung, thí sinh chỉ cần nắm chắc lý thuyết và kiến thức ôn luyện trong kỳ thi tốt nghiệp đều có thể làm khá tốt bài thi.
“Chỉ có phần phân loại thí sinh cơ bản và nâng cao là hơi khó. Với những học sinh học giỏi, kỹ năng tư duy tốt mới dành được điểm trọn vẹn môn này,” Hà bộc bạch.
Cũng theo Hà, đề Hóa so với năm ngoái nhẹ nhàng hơn, các câu hỏi dưới dạng vô cơ và hữu cơ đều được thầy cô trong trường hướng dẫn cho thí sinh tập dượt qua các cuộc thi thử. Vì thế, đề Hóa không lạ lẫm gì với thí sinh./.
Đề Địa với thời sự biển đảo
Cũng như 2 môn thi ngày hôm qua, sáng hôm nay sĩ tử dự thi khối C đã thở phào nhẹ nhõm sau khi hoàn thành môn Địa với mức đề được đánh giá là đúng trọng tâm, sát với chương trình học và ôn tập lớp 12.
Rời phòng thi với khuôn mặt rạng rỡ, thí sinh Lương Mạnh Tuyền (Lạng Sơn) dự thi vào khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết: “Đề năm nay dễ và sát với chương trình học ở lớp 12. Em nghĩ với các bạn học lực trung bình có thể làm được 60-70%.”
“Trong 4 câu đề thì câu nói về biển đảo là em thấy ý nghĩa nhất. Đây là vấn đề thời sự rất được quan tâm, bản thân em cũng rất lưu ý vấn đề này và rất may em đã trúng ‘tủ’ nên làm làm bài khá tốt,” Tuyền hồ hởi nói.
Theo đánh giá của Tuyền, những thí sinh "học vẹt" không thể làm được vì câu hỏi chú trọng đến tài nguyên sinh vật biển, khoáng sản. Học sinh cần phải xem thời sự cập nhật thông tin thời sự về biển đảo nước ta. Ngoài ra, giáo viên trong giờ dạy cũng cần phải có sự liên hệ với biển đảo với sự nghiệp an ninh biển đảo và quốc phòng.
Cũng như Tuyền, thí sinh Nguyễn Thị Hằng (Bắc Ninh) cũng nhận định đề năm nay rất vừa sức học sinh. Và vấn đề thời sự liên quan đến biển đảo là câu hỏi hay nhất.
"Câu các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đồn, Cồn Cỏ trực thuộc tỉnh, thành phố nào là câu khá hay khi vấn đề thời sự biển Đông luôn được cập nhật trên các bản tin thông tin đại chúng thường ngày," Hằng chia sẻ.
Nhìn lại 3 môn thi, thí sinh Đỗ Thị Hà (Bắc Ninh) dự thi vào trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tỏ ra hài lòng với bài làm khá chỉnh chu của mình.
“Đề thi khối C năm nay rất vừa sức và sát với chương trình em đã được ôn luyện ở lớp 12. So với năm ngoái thì đề thi năm nay dễ hơn, có khả năng số lượng thí sinh bước vào giảng đường Đại học sẽ nhiều hơn, điểm cũng sẽ cao hơn. Em tự tin em sẽ đậu,” Hà thật thà nói.
Đề tiếng Anh dài, môn Hóa vừa sức
Ngày thi cuối cùng kỳ thi Đại học 2012, chưa đến 9 giờ sáng mà Hà Nội đã nắng như đổ lửa. Đứng bên lề đường cạnh trường Đại học Kinh tế đợi anh trai tới đón, Nguyễn Bá Linh (Lào Cai) cho hay, đề thi tiếng Anh không quá khó, nhưng lại khá dài.
Theo Linh, với 80 câu hỏi trong 90 phút thi, thí sinh sẽ phải mất nhiều thời gian mới làm xong được bài và ít có thời gian soát lại. Trong phòng của em dự thi, các bạn hầu hết buông bút khi tiếng trống thu bài cất lên.
Cũng theo thí sinh này, nếu nắm chắc ngữ pháp, việc kiếm điểm 6 - 7 không quá khó. Về phần mình, Linh tự tin sẽ được 8 điểm.
Thí sinh Trần Thị Thu Trang (dự thi trường Đại học Xây dựng) thì nhận xét, đề thi môn tiếng Anh khối D khó hơn đề khối A1. Trong đó, câu 30 là khó nhất bởi phần bài đọc khá dài và nhiều từ mới.
Theo đánh giá của Trang, đề thi không có nhiều cấu trúc, hiện tượng ngữ pháp lạ nhưng mang tính tổng hợp cao, kiểm tra thí sinh toàn diện các kiến thức, kỹ năng làm bài ở các lĩnh vực: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc-hiểu, viết…
“Với 3 môn thi đợt này, em tin mình sẽ đạt trên 20 điểm và sẽ trúng tuyển vào Đại học. Bởi lẽ, năm nay quy chế mở, không hạn chế số đợt xét tuyển và không quy định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước nên cho dù không đỗ vào trường em đăng ký thì cũng dễ dàng ‘vượt ải’ ở các trường khác,” Trang tự tin nói.
Đối với những thí sinh thi khối B, đề Hóa năm nay bám sát kiến thức cơ bản lớp 12. Theo nhận định của các sĩ tử, học sinh học trung bình có thể đạt được 5 - 6 điểm.
Em Phạm Thị Hà, trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Hà Nội) đánh giá, đề Hóa khối B dễ hơn so với khối A. Trong 40 câu hỏi phần chung, thí sinh chỉ cần nắm chắc lý thuyết và kiến thức ôn luyện trong kỳ thi tốt nghiệp đều có thể làm khá tốt bài thi.
“Chỉ có phần phân loại thí sinh cơ bản và nâng cao là hơi khó. Với những học sinh học giỏi, kỹ năng tư duy tốt mới dành được điểm trọn vẹn môn này,” Hà bộc bạch.
Cũng theo Hà, đề Hóa so với năm ngoái nhẹ nhàng hơn, các câu hỏi dưới dạng vô cơ và hữu cơ đều được thầy cô trong trường hướng dẫn cho thí sinh tập dượt qua các cuộc thi thử. Vì thế, đề Hóa không lạ lẫm gì với thí sinh./.
Nhóm PV (Vietnam+)