Tiếp tục kỳ họp thứ 3, chiều 22/5, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày cho thấy vẫn còn có những ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, về tính thống nhất của hệ thống pháp luật, các hành vi bị cấm, mức giá trị giao dịch phải báo cáo, báo cáo giao dịch đáng ngờ, về cá nhân có ảnh hưởng chính trị cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước; về Cơ quan phòng, chống rửa tiền.
Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng để thể hiện sự cam kết của Nhà nước với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên thế giới, dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý các hành vi rửa tiền cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật hình sự và dự án Luật phòng, chống khủng bố đang được chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 .
Một số đại biểu băn khoăn về mức giá trị giao dịch phải báo cáo, báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong đó có vấn đề các hình thức giao dịch, Thủ tướng Chính phủ hay Ngân hàng nhà nước quy định mức giá trị giao dịch.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ, giao dịch tiền mặt có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương thì phải báo cáo theo quy định; đồng thời Nghị định cũng giao Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.
Theo đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình), không nên ghi mức giá trị giao dịch cụ thể vào Luật mà mức đó sẽ theo tình hình kinh tế xã hội thực tế để quy định. Đại biểu cũng không tán thành việc giao Thủ tướng quy định mức giá trị giao dịch mà nên giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng các quy định trong dự thảo Luật đề cập đến vấn đề rửa tiền chủ yếu thông qua giao dịch ngân hàng trong khi đó rửa tiền có thể thông qua rất nhiều kênh như đầu tư vào nhà hàng, bất động sản, chứng khoán... ngân hàng chỉ là một kênh.
Nếu thấy rằng rửa tiền với tính chất chung qua nhiều kênh, nhiều lĩnh vực thì phải thiết kế lại nhiều nội dung trong dự thảo Luật.
Cũng theo đại biểu, sứ mệnh quan trọng của Luật phòng, chống rửa tiền là liệt kê để người ta nhận dạng được các hành vi rửa tiền giống như nhận dạng 12 hành vi tham nhũng trong Luật phòng chống tham nhũng. Nhưng trong dự thảo Luật lại không nhận dạng được hành vi này mà đưa ra khái niệm rửa tiền mà thực chất Bộ Luật hình sự cũng đã đề cập.
Nếu có trợ giúp cho các hành vi rửa tiền hoặc chiếm hữu các tài sản mà thời điểm đó biết rõ là phạm tội mà có thì cũng đều là đồng phạm của tội phạm rửa tiền và cũng là tội phạm của tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây cũng là quan điểm của đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) khi cho rằng luật vừa thừa, vừa thiếu, điều quan trọng nhất là liệt kê hành vi phòng chống rửa tiền thì dự thảo lại không đề cập.
Về các hành vi bị cấm, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung thêm một số hành vi vào dự thảo Luật cho đầy đủ hơn. Bổ sung thêm hành vi cấm lợi dụng chức vụ quyền hạn cho người thân trong gia đình thành lập các doanh nghiệp để rửa tiền là đề nghị của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng).
Đại biểu lý giải hiện nay tình hình tham nhũng xảy ra hết sức nghiêm trọng, quan chức tham nhũng không sử dụng hết tiền mà phải cho người thân thành lập các doanh nghiệp và đầu tư cho các doanh nghiệp này giàu lên một cách bất hợp pháp.
Các đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên), Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Đỗ Văn Đương, Trương Trọng Nghĩa, Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề nghị xem xét lại những hành vi bị cấm được nêu trong dự thảo Luật; bổ sung thêm nội dung cấm lạm dụng quyền của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xâm phạm quyền lợi hợp pháp chính đáng của công dân, cấm tiết lộ cung cấp thông tin, giao Bộ Công an là cơ quan chủ trì nòng cốt chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền...
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa những điểm còn bất hợp lý để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế trong nước./.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày cho thấy vẫn còn có những ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, về tính thống nhất của hệ thống pháp luật, các hành vi bị cấm, mức giá trị giao dịch phải báo cáo, báo cáo giao dịch đáng ngờ, về cá nhân có ảnh hưởng chính trị cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước; về Cơ quan phòng, chống rửa tiền.
Nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho rằng để thể hiện sự cam kết của Nhà nước với quốc tế, tránh tác động bất lợi ảnh hưởng đến các giao dịch về tài chính, tiền tệ của Việt Nam trên thế giới, dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền cần có quy định mang tính nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài trợ khủng bố, việc xử lý các hành vi rửa tiền cụ thể sẽ theo quy định của Bộ luật hình sự và dự án Luật phòng, chống khủng bố đang được chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 .
Một số đại biểu băn khoăn về mức giá trị giao dịch phải báo cáo, báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong đó có vấn đề các hình thức giao dịch, Thủ tướng Chính phủ hay Ngân hàng nhà nước quy định mức giá trị giao dịch.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ, giao dịch tiền mặt có tổng giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương thì phải báo cáo theo quy định; đồng thời Nghị định cũng giao Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các mức giá trị giao dịch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ.
Theo đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình), không nên ghi mức giá trị giao dịch cụ thể vào Luật mà mức đó sẽ theo tình hình kinh tế xã hội thực tế để quy định. Đại biểu cũng không tán thành việc giao Thủ tướng quy định mức giá trị giao dịch mà nên giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng các quy định trong dự thảo Luật đề cập đến vấn đề rửa tiền chủ yếu thông qua giao dịch ngân hàng trong khi đó rửa tiền có thể thông qua rất nhiều kênh như đầu tư vào nhà hàng, bất động sản, chứng khoán... ngân hàng chỉ là một kênh.
Nếu thấy rằng rửa tiền với tính chất chung qua nhiều kênh, nhiều lĩnh vực thì phải thiết kế lại nhiều nội dung trong dự thảo Luật.
Cũng theo đại biểu, sứ mệnh quan trọng của Luật phòng, chống rửa tiền là liệt kê để người ta nhận dạng được các hành vi rửa tiền giống như nhận dạng 12 hành vi tham nhũng trong Luật phòng chống tham nhũng. Nhưng trong dự thảo Luật lại không nhận dạng được hành vi này mà đưa ra khái niệm rửa tiền mà thực chất Bộ Luật hình sự cũng đã đề cập.
Nếu có trợ giúp cho các hành vi rửa tiền hoặc chiếm hữu các tài sản mà thời điểm đó biết rõ là phạm tội mà có thì cũng đều là đồng phạm của tội phạm rửa tiền và cũng là tội phạm của tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Đây cũng là quan điểm của đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) khi cho rằng luật vừa thừa, vừa thiếu, điều quan trọng nhất là liệt kê hành vi phòng chống rửa tiền thì dự thảo lại không đề cập.
Về các hành vi bị cấm, nhiều đại biểu đề nghị bổ sung thêm một số hành vi vào dự thảo Luật cho đầy đủ hơn. Bổ sung thêm hành vi cấm lợi dụng chức vụ quyền hạn cho người thân trong gia đình thành lập các doanh nghiệp để rửa tiền là đề nghị của đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng).
Đại biểu lý giải hiện nay tình hình tham nhũng xảy ra hết sức nghiêm trọng, quan chức tham nhũng không sử dụng hết tiền mà phải cho người thân thành lập các doanh nghiệp và đầu tư cho các doanh nghiệp này giàu lên một cách bất hợp pháp.
Các đại biểu Trần Thị Dung (Điện Biên), Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), Đỗ Văn Đương, Trương Trọng Nghĩa, Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng đề nghị xem xét lại những hành vi bị cấm được nêu trong dự thảo Luật; bổ sung thêm nội dung cấm lạm dụng quyền của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xâm phạm quyền lợi hợp pháp chính đáng của công dân, cấm tiết lộ cung cấp thông tin, giao Bộ Công an là cơ quan chủ trì nòng cốt chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác phòng, chống rửa tiền...
Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, chỉnh sửa những điểm còn bất hợp lý để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế trong nước./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)