Cho phép tăng nhưng khống chế thời giờ làm thêm, tăng thời gian nghỉ thai sản tối đa từ 4 tháng lên 6 tháng đối với lao động nữ; xác định quyền được nghỉ hưu; hoàn chỉnh khung pháp lý về đình công… nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động là những vấn đề nổi bật, được bàn thảo kỹ trong buổi họp sáng 5/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng, quy định về tiền lương tối thiểu trong dự án Luật phải hướng đến mục tiêu bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương.
Ủy ban cũng tán thành quy định về số giờ làm thêm như dự thảo Luật, nhưng có giới hạn chỉ cho phép làm thêm giờ trong một số ngành, nghề cụ thể, theo độ tuổi nhất định và phải quy định tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức hiện hành và có sự phân biệt giữa làm thêm ban ngày, làm thêm ban đêm, làm thêm vào ngày nghỉ. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật về thời gian làm thêm.
Trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công, cơ quan thẩm tra cho rằng, cần khẳng định vai trò đại diện người lao động của công đoàn cơ sở. Hướng đi này nhằm thúc đẩy nhu cầu thành lập tổ chức công đoàn của người lao động tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức này để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình.
Ủy ban các vấn đề xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ quan điểm về quyền nghỉ hưu; phải đặt vấn đề tuổi nghỉ hưu của người lao động trong mối quan hệ với lực lượng lao động, bảo đảm an sinh xã hội, mức độ già hóa dân số, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn.
Liên quan đến thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Ủy ban các vấn đề xã hội đề xuất nên quy định linh hoạt bằng việc đưa ra mức sàn tối thiểu, có thể là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ thai sản tối đa là 6 tháng, trên cơ sở đó tùy theo điều kiện mà lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ với các điều kiện khác nhau cho phù hợp với công việc, cuộc sống của mình.
Xác định được tầm quan trọng của Bộ Luật, với đối tượng điều chỉnh là hàng chục triệu người lao động cả nước, các thành viên của Ủy ban thường vụ tại buổi họp đều thống nhất đề nghị Ban soạn thảo cần hết sức thận trọng, đánh giá, tổng hợp kỹ mọi nội dung để đảm bảo tính khả thi cao nhất của bộ luật.
Đặc biệt quan tâm đến đình công, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nhận định, hiện nay tình trạng đình công xảy ra ở nhiều nơi. Mặc dù Bộ luật Lao động quy định tổ chức Công đoàn đứng ra chỉ đạo, tổ chức đình công nhưng trên thực tế chưa có cuộc đình công nào do công đoàn tổ chức. Phải chăng, khung pháp luật quy định về vấn đề này không thỏa đáng, khiến người lao động phải vi phạm pháp luật để đòi hỏi quyền lợi của mình? ông Lý thắc mắc.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, trong giải quyết tranh chấp lao động, đình công, tổ chức Công đoàn phải có mặt ngay từ đầu. Nếu thấy sai thì hủy nếu đúng thì phải tổ chức, lãnh đạo đình công để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cùng đề nghị sửa tổng thể các quy định về đình công liên quan đến dự án luật này trong tiến trình đó, lưu ý đến quyền của người lao động sao cho phù hợp quy định về quyền cơ bản của công dân sau khi Hiến pháp được sửa đổi vào năm 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị, do tính chất nhạy cảm của đình công, cơ quan soạn thảo cần tổng hợp, phân tích kỹ, có báo cáo, đánh giá tổng kết trước khi cụ thể hóa, đồng thời xem xét có nên cấm đình công trái pháp luật hoặc đình công bất hợp pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý cơ quan soạn thảo cần làm rõ nguyên nhân xảy ra nhiều vụ đình công là do pháp luật chưa hoàn thiện hay lý do nào khác; đồng thời phải liên hệ những nội dung trong Bộ luật này với các luật khác trong các lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, y tế, an toàn vệ sinh lao động…
Đồng tình tăng thời giờ làm thêm trong năm nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng cần căn cứ vào sức khỏe của người lao động. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển góp ý thẳng thắn: trong vấn đề này, Luật cần có điều khoản quy định khống chế số giờ làm thêm, tránh tình trạng một số doanh nghiệp sử dụng lao động một cách tùy tiện.
Liên quan đến quy định về nghỉ thai sản đối với lao động nữ, các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đề nghị cần phân loại thời gian nghỉ theo nguyện vọng của các sản phụ theo hướng tăng thời gian nghỉ 6 tháng, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các bà mẹ chăm sóc con.
Cân nhắc đến đặc thù của dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng góp ý, do có đối tượng điều chỉnh là người lao động nên luật cần sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, gần gũi đặc biệt phải mang tính tôn vinh người lao động, đồng thời phải quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn an toàn lao động./.
Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Ủy ban các vấn đề xã hội cho rằng, quy định về tiền lương tối thiểu trong dự án Luật phải hướng đến mục tiêu bảo vệ người lao động dễ bị tổn thương.
Ủy ban cũng tán thành quy định về số giờ làm thêm như dự thảo Luật, nhưng có giới hạn chỉ cho phép làm thêm giờ trong một số ngành, nghề cụ thể, theo độ tuổi nhất định và phải quy định tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức hiện hành và có sự phân biệt giữa làm thêm ban ngày, làm thêm ban đêm, làm thêm vào ngày nghỉ. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng vi phạm pháp luật về thời gian làm thêm.
Trong giải quyết tranh chấp lao động và đình công, cơ quan thẩm tra cho rằng, cần khẳng định vai trò đại diện người lao động của công đoàn cơ sở. Hướng đi này nhằm thúc đẩy nhu cầu thành lập tổ chức công đoàn của người lao động tại các doanh nghiệp chưa có tổ chức này để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình.
Ủy ban các vấn đề xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ quan điểm về quyền nghỉ hưu; phải đặt vấn đề tuổi nghỉ hưu của người lao động trong mối quan hệ với lực lượng lao động, bảo đảm an sinh xã hội, mức độ già hóa dân số, khả năng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn.
Liên quan đến thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Ủy ban các vấn đề xã hội đề xuất nên quy định linh hoạt bằng việc đưa ra mức sàn tối thiểu, có thể là 4 tháng và cho phép thời gian nghỉ thai sản tối đa là 6 tháng, trên cơ sở đó tùy theo điều kiện mà lao động nữ có quyền lựa chọn, quyết định thời gian nghỉ với các điều kiện khác nhau cho phù hợp với công việc, cuộc sống của mình.
Xác định được tầm quan trọng của Bộ Luật, với đối tượng điều chỉnh là hàng chục triệu người lao động cả nước, các thành viên của Ủy ban thường vụ tại buổi họp đều thống nhất đề nghị Ban soạn thảo cần hết sức thận trọng, đánh giá, tổng hợp kỹ mọi nội dung để đảm bảo tính khả thi cao nhất của bộ luật.
Đặc biệt quan tâm đến đình công, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý nhận định, hiện nay tình trạng đình công xảy ra ở nhiều nơi. Mặc dù Bộ luật Lao động quy định tổ chức Công đoàn đứng ra chỉ đạo, tổ chức đình công nhưng trên thực tế chưa có cuộc đình công nào do công đoàn tổ chức. Phải chăng, khung pháp luật quy định về vấn đề này không thỏa đáng, khiến người lao động phải vi phạm pháp luật để đòi hỏi quyền lợi của mình? ông Lý thắc mắc.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị, trong giải quyết tranh chấp lao động, đình công, tổ chức Công đoàn phải có mặt ngay từ đầu. Nếu thấy sai thì hủy nếu đúng thì phải tổ chức, lãnh đạo đình công để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước cùng đề nghị sửa tổng thể các quy định về đình công liên quan đến dự án luật này trong tiến trình đó, lưu ý đến quyền của người lao động sao cho phù hợp quy định về quyền cơ bản của công dân sau khi Hiến pháp được sửa đổi vào năm 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị, do tính chất nhạy cảm của đình công, cơ quan soạn thảo cần tổng hợp, phân tích kỹ, có báo cáo, đánh giá tổng kết trước khi cụ thể hóa, đồng thời xem xét có nên cấm đình công trái pháp luật hoặc đình công bất hợp pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lưu ý cơ quan soạn thảo cần làm rõ nguyên nhân xảy ra nhiều vụ đình công là do pháp luật chưa hoàn thiện hay lý do nào khác; đồng thời phải liên hệ những nội dung trong Bộ luật này với các luật khác trong các lĩnh vực như bảo hiểm xã hội, y tế, an toàn vệ sinh lao động…
Đồng tình tăng thời giờ làm thêm trong năm nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng cần căn cứ vào sức khỏe của người lao động. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển góp ý thẳng thắn: trong vấn đề này, Luật cần có điều khoản quy định khống chế số giờ làm thêm, tránh tình trạng một số doanh nghiệp sử dụng lao động một cách tùy tiện.
Liên quan đến quy định về nghỉ thai sản đối với lao động nữ, các ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đề nghị cần phân loại thời gian nghỉ theo nguyện vọng của các sản phụ theo hướng tăng thời gian nghỉ 6 tháng, nhằm tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các bà mẹ chăm sóc con.
Cân nhắc đến đặc thù của dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng góp ý, do có đối tượng điều chỉnh là người lao động nên luật cần sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, gần gũi đặc biệt phải mang tính tôn vinh người lao động, đồng thời phải quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn an toàn lao động./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)