Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa, một nhân cách lớn, một anh hùng dân tộc vĩ đại mà khi nhắc đến tên trong chúng ta đều dâng lên niềm cảm phục. Bên cạnh đó, còn có một niềm xót xa. Đó là nỗi oan khiên thảm khốc vào bậc nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam với vụ án Lệ Chi Viên mãi là niềm đau chưa tỏ.
Sự lý giải lịch sử đậm nhân văn
Với lòng kính trọng tiền nhân và cảm hứng nhân đạo, tác giả Lê Chí Trung từ một câu chuyện có thật trong lịch sử dân tộc đã đưa lên sàn diễn sân khấu số phận bi kịch của những nhân vật lịch sử nhà Hậu Lê giữa bối cảnh đầy mâu thuẫn, lục đục trong nội bộ giới thống trị triều đình.
Tác giả đã đau với nỗi đau của nhân vật, đã đồng cảm với chiều sâu tâm hồn nhân vật, đã nhìn thấy góc sâu thẳm trong trái tim họ những yêu thương, hờn giận, những khắc khoải, những rung động rất đời thường.
Họ là những con người có phẩm cách, những con người luôn biết kìm nén nỗi đau, kìm nén tâm tư để dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt...
Tâm đắc với kịch bản “Đêm của bóng tối,” Đạo diễn-NSND Lê Hùng cùng với tập thể nghệ sỹ diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam đã quyết định chọn lựa tác phẩm này để dàn dựng trên sân khấu nhà hát. Vở diễn quy tụ những gương mặt nghệ sỹ tài danh.
"Trong vở kịch nói 'Đêm của bóng tối', tác giả đặc biệt đi sâu vào số phận của nhân vật Thị Lộ (Trong kịch là Thị Lan), đồng cảm sâu sắc với thân phận của một người đàn bà đẹp, tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử, thủy chung trong tình nghĩa. NSƯT Lan Hương thể hiện vai này có sức nặng nội tâm," NSND Lê Hùng nói.
Đó là cảnh Nguyễn Thị Lan đã tạ tội đau đớn trước đấng phu quân về việc khi ở trong cung đã khó chống lại yêu cầu tình cảm của Thiên tử. Đó còn là cảnh Vua nhớ Thị Lan nên tìm về Côn Sơn cho thỏa nỗi nhớ làm Nguyễn Trãi đắng cay, run rẩy. Nhưng ông đã đại lượng với vợ và đau đáu xót xa thế sự bất an… Mỗi cảnh đều như muối xát, kim châm nhưng sao cao đẹp và đầy tình người đến vậy. NSƯT Trung Anh đã diễn thành công gánh nặng tâm tư nên vai Nguyễn Trãi có được một chiều sâu.
Kịch còn xây dựng từ sử xưa ghi lại rằng Hoàng hậu Thị Anh do ghen tức mà nhân việc vua băng hà ở trại vải vu oan cho gia đình Nguyễn Trãi. 40 người, trong đó có 6 trẻ thơ đã bị trảm quyết đầy xót xa…
Hiểu người xưa, bất ngờ "nóng" màn nhung…
Phóng viên Vietnam+ đã tiếp xúc được các khán giả lý tưởng. Nếu các nghệ sĩ đang diễn mà biết có lớp khán giả này thì hẳn sẽ được tiếp thêm lửa đam mê. Đó là các cô giáo dạy văn đến từ nhiều trường trung học phổ thông ở Hà Nội.
Theo cô giáo Dương Mai Hương - tổ trưởng Tổ văn Trường trung học phổ thông Cầu Giấy: “Chúng ta từng biết về một nỗi oan mà vị danh nhân vĩ đại Nguyễn Trãi đã phải chịu. Song bao nhiêu năm khi giảng về chuyện vua đương thời đem lòng yêu thiếp của Nguyễn Trãi, đã tạo ra mối oan đẫm máu thì thầy cô dạy sử, dạy văn vẫn lúng túng ngầm.
Tâm sự sau khi xem kịch, cô giáo Nguyễn Bảo Nhung - giáo viên dạy văn của trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn nói: “Nhiều giáo viên đành bỏ qua và nói rằng vua bị cảm đột ngột mất ở Vườn Vải nên gây oan cho Nguyễn Trãi… Nhưng khi đi xem vở kịch này, nhiều người bỗng thấy thấu hiểu hơn nỗi đau của người xưa. Thêm kính phục Nguyễn Trãi và cũng ngấm hơn những nỗi lòng của thân phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Thị Lộ.”
Nhận xét có vẻ tổng quát, cô giáo Nguyễn Lan Hương - Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Đống Đa nói: “Đây là một vở kịch có giá trị nối xưa và nay. Tôi nghĩ làm sao cho học trò thời nay đón nhận những màn kịch như thế thì mỗi bài giảng của chúng tôi trở nên sống động và có chiều sâu hơn với thế hệ trẻ.”
Có được thành công còn là nhờ Đạo diễn-NSND Lê Hùng đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để dàn dựng vở kịch lịch sử “Đêm của bóng tối” và đã tạo được nhiều lớp diễn gây ấn tượng xúc động và mang những thông điệp mới.
Tuy nhiên, màn Thị Lan tắm đã phải có diễn viên đóng thế. Đây là một trong các cảnh bạo của sân khấu Việt Nam. Nữ nhân vật thật gợi cảm khi buông hoàn toàn yếm áo, lộ cặp chân trần thon dài. Có lẽ đây là cách lý giải vì sao Thị Lộ thuở xưa đã được Vua vượt qua lễ giáo để… yêu.
Có khán giả cho rằng: "NSƯT Lan Hương hơi “luống tuổi” khi tiếp nối sau cảnh có với thân hình nõn nà đóng thế. Nhất là cảnh nữ diễn viên chỉ dùng một cách tay ôm che ngực rất thanh tân. Tóc chị thì thẳng và tóc diễn viên trẻ kia lại xoăn. Mà để người đẹp xưa có mái tóc xoăn e rằng chưa hợp lý!
Sự lý giải lịch sử đậm nhân văn
Với lòng kính trọng tiền nhân và cảm hứng nhân đạo, tác giả Lê Chí Trung từ một câu chuyện có thật trong lịch sử dân tộc đã đưa lên sàn diễn sân khấu số phận bi kịch của những nhân vật lịch sử nhà Hậu Lê giữa bối cảnh đầy mâu thuẫn, lục đục trong nội bộ giới thống trị triều đình.
Tác giả đã đau với nỗi đau của nhân vật, đã đồng cảm với chiều sâu tâm hồn nhân vật, đã nhìn thấy góc sâu thẳm trong trái tim họ những yêu thương, hờn giận, những khắc khoải, những rung động rất đời thường.
Họ là những con người có phẩm cách, những con người luôn biết kìm nén nỗi đau, kìm nén tâm tư để dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt...
Tâm đắc với kịch bản “Đêm của bóng tối,” Đạo diễn-NSND Lê Hùng cùng với tập thể nghệ sỹ diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam đã quyết định chọn lựa tác phẩm này để dàn dựng trên sân khấu nhà hát. Vở diễn quy tụ những gương mặt nghệ sỹ tài danh.
"Trong vở kịch nói 'Đêm của bóng tối', tác giả đặc biệt đi sâu vào số phận của nhân vật Thị Lộ (Trong kịch là Thị Lan), đồng cảm sâu sắc với thân phận của một người đàn bà đẹp, tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử, thủy chung trong tình nghĩa. NSƯT Lan Hương thể hiện vai này có sức nặng nội tâm," NSND Lê Hùng nói.
Đó là cảnh Nguyễn Thị Lan đã tạ tội đau đớn trước đấng phu quân về việc khi ở trong cung đã khó chống lại yêu cầu tình cảm của Thiên tử. Đó còn là cảnh Vua nhớ Thị Lan nên tìm về Côn Sơn cho thỏa nỗi nhớ làm Nguyễn Trãi đắng cay, run rẩy. Nhưng ông đã đại lượng với vợ và đau đáu xót xa thế sự bất an… Mỗi cảnh đều như muối xát, kim châm nhưng sao cao đẹp và đầy tình người đến vậy. NSƯT Trung Anh đã diễn thành công gánh nặng tâm tư nên vai Nguyễn Trãi có được một chiều sâu.
Kịch còn xây dựng từ sử xưa ghi lại rằng Hoàng hậu Thị Anh do ghen tức mà nhân việc vua băng hà ở trại vải vu oan cho gia đình Nguyễn Trãi. 40 người, trong đó có 6 trẻ thơ đã bị trảm quyết đầy xót xa…
Hiểu người xưa, bất ngờ "nóng" màn nhung…
Phóng viên Vietnam+ đã tiếp xúc được các khán giả lý tưởng. Nếu các nghệ sĩ đang diễn mà biết có lớp khán giả này thì hẳn sẽ được tiếp thêm lửa đam mê. Đó là các cô giáo dạy văn đến từ nhiều trường trung học phổ thông ở Hà Nội.
Theo cô giáo Dương Mai Hương - tổ trưởng Tổ văn Trường trung học phổ thông Cầu Giấy: “Chúng ta từng biết về một nỗi oan mà vị danh nhân vĩ đại Nguyễn Trãi đã phải chịu. Song bao nhiêu năm khi giảng về chuyện vua đương thời đem lòng yêu thiếp của Nguyễn Trãi, đã tạo ra mối oan đẫm máu thì thầy cô dạy sử, dạy văn vẫn lúng túng ngầm.
Tâm sự sau khi xem kịch, cô giáo Nguyễn Bảo Nhung - giáo viên dạy văn của trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn nói: “Nhiều giáo viên đành bỏ qua và nói rằng vua bị cảm đột ngột mất ở Vườn Vải nên gây oan cho Nguyễn Trãi… Nhưng khi đi xem vở kịch này, nhiều người bỗng thấy thấu hiểu hơn nỗi đau của người xưa. Thêm kính phục Nguyễn Trãi và cũng ngấm hơn những nỗi lòng của thân phận người phụ nữ thời phong kiến qua nhân vật Thị Lộ.”
Nhận xét có vẻ tổng quát, cô giáo Nguyễn Lan Hương - Trường trung học phổ thông Phan Huy Chú-Đống Đa nói: “Đây là một vở kịch có giá trị nối xưa và nay. Tôi nghĩ làm sao cho học trò thời nay đón nhận những màn kịch như thế thì mỗi bài giảng của chúng tôi trở nên sống động và có chiều sâu hơn với thế hệ trẻ.”
Có được thành công còn là nhờ Đạo diễn-NSND Lê Hùng đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để dàn dựng vở kịch lịch sử “Đêm của bóng tối” và đã tạo được nhiều lớp diễn gây ấn tượng xúc động và mang những thông điệp mới.
Tuy nhiên, màn Thị Lan tắm đã phải có diễn viên đóng thế. Đây là một trong các cảnh bạo của sân khấu Việt Nam. Nữ nhân vật thật gợi cảm khi buông hoàn toàn yếm áo, lộ cặp chân trần thon dài. Có lẽ đây là cách lý giải vì sao Thị Lộ thuở xưa đã được Vua vượt qua lễ giáo để… yêu.
Có khán giả cho rằng: "NSƯT Lan Hương hơi “luống tuổi” khi tiếp nối sau cảnh có với thân hình nõn nà đóng thế. Nhất là cảnh nữ diễn viên chỉ dùng một cách tay ôm che ngực rất thanh tân. Tóc chị thì thẳng và tóc diễn viên trẻ kia lại xoăn. Mà để người đẹp xưa có mái tóc xoăn e rằng chưa hợp lý!
Nguyễn Anh (Vietnam+)