Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Đức Dương cho biết đến năm 2011 sẽ có 15 triệu người Việt Nam được điều trị ARV, nhằm giảm 50% người tử vong do lao ở người nhiễm HIV.
Ngày 8/6, tại Hà Nội đã diễn Đại hội Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam lần thứ nhất và Hội nghị khoa học lâm sàng HIV với sự tham dự đông đảo của các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng trong và ngoài nước. Theo các chuyên gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hàng triệu người đang chịu ảnh hưởng của HIV.
Ở một số vùng trong khu vực, đặc biệt là những quần thể dân cư có hành vi nguy cơ cao, như người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người mại dâm, tù nhân, người di cư và thanh thiếu niên, tỷ lệ mới nhiễm HIV tiếp tục tăng lên ở mức báo động.
Những nỗ lực chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho người sống với HIV đã đạt những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đa số người nhiễm HIV vẫn chưa có khả năng tiếp cận với những dịch vụ quan trọng. Cụ thể chỉ có 19% người nhiễm HIV ở Đông Nam Á được tiếp cận với ARV.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, từ năm 2004 đến năm 2011 số người bệnh tại Việt Nam được điều trị ARV là 57.663 người, trung bình mỗi năm có thêm 3028 người mới được điều trị ARV.
Cả nước có 318 đơn vị điều trị ARV trên các tỉnh thành phố và hàng trăm lượt bác sỹ được tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật điều trị ARV.
Để đạt mục tiêu 80% số người nhiễm HIV được điều trị ARV và nâng số người tiếp cận với mức CD4 khi còn ở giai đoạn sớm điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng điều trị được cải thiện.
Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Đức Dương cho biết phấn đấu đến năm 2011 sẽ có 15 triệu người được điều trị ARV theo Sáng kiến Điều trị 02 của Tổ chức Y tế thế giới.
Với nguyên tắc đơn giản, dễ tiếp cận, dễ thực thi, đổi mới, năng suất và hiệu quả; công bằng bình đẳng; phân cấp và lồng ghép cùng cộng đồng tham gia. Phác đồ 1 viên/lần/ngày là ưu tiên và cải thiện phác đồ thuốc trẻ em, chuyển từ dạng nước sang dạng viên đặc. Qua đó sẽ giảm 50% người tử vong do lao ở người nhiễm HIV, loại trừ nhiễm HIV mới ở trẻ em cũng như chủ động dự phòng lây truyền HIV.
Nhân dịp này, Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2012-2017 và ra mắt Ban chấp hành./.
Ngày 8/6, tại Hà Nội đã diễn Đại hội Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam lần thứ nhất và Hội nghị khoa học lâm sàng HIV với sự tham dự đông đảo của các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng trong và ngoài nước. Theo các chuyên gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hàng triệu người đang chịu ảnh hưởng của HIV.
Ở một số vùng trong khu vực, đặc biệt là những quần thể dân cư có hành vi nguy cơ cao, như người nghiện chích ma túy, nam quan hệ tình dục đồng giới, người mại dâm, tù nhân, người di cư và thanh thiếu niên, tỷ lệ mới nhiễm HIV tiếp tục tăng lên ở mức báo động.
Những nỗ lực chăm sóc, điều trị và hỗ trợ cho người sống với HIV đã đạt những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đa số người nhiễm HIV vẫn chưa có khả năng tiếp cận với những dịch vụ quan trọng. Cụ thể chỉ có 19% người nhiễm HIV ở Đông Nam Á được tiếp cận với ARV.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương, từ năm 2004 đến năm 2011 số người bệnh tại Việt Nam được điều trị ARV là 57.663 người, trung bình mỗi năm có thêm 3028 người mới được điều trị ARV.
Cả nước có 318 đơn vị điều trị ARV trên các tỉnh thành phố và hàng trăm lượt bác sỹ được tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật điều trị ARV.
Để đạt mục tiêu 80% số người nhiễm HIV được điều trị ARV và nâng số người tiếp cận với mức CD4 khi còn ở giai đoạn sớm điều đó đồng nghĩa với việc chất lượng điều trị được cải thiện.
Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Đức Dương cho biết phấn đấu đến năm 2011 sẽ có 15 triệu người được điều trị ARV theo Sáng kiến Điều trị 02 của Tổ chức Y tế thế giới.
Với nguyên tắc đơn giản, dễ tiếp cận, dễ thực thi, đổi mới, năng suất và hiệu quả; công bằng bình đẳng; phân cấp và lồng ghép cùng cộng đồng tham gia. Phác đồ 1 viên/lần/ngày là ưu tiên và cải thiện phác đồ thuốc trẻ em, chuyển từ dạng nước sang dạng viên đặc. Qua đó sẽ giảm 50% người tử vong do lao ở người nhiễm HIV, loại trừ nhiễm HIV mới ở trẻ em cũng như chủ động dự phòng lây truyền HIV.
Nhân dịp này, Hội Y khoa lâm sàng HIV/AIDS Việt Nam đã tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2012-2017 và ra mắt Ban chấp hành./.
PV (TTXVN)