Công tác phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam còn nhiều thách thức, trong đó kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là một trong những rào cản đến các hoạt động phát hiện và điều trị sớm người nhiễm HIV.
Mỗi năm, Việt Nam phát hiện mới hơn 12.000 người nhiễm HIV, khoảng 2.000 người nhiễm HIV tử vong và tỷ lệ nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tăng mạnh trong những năm gần đây.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu tăng cường chỉ đạo, huy động nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm và Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy.
Chị Sen nghẹn ngào: “Cảm ơn những nỗi đau mà tôi đã có như ngày hôm nay. Dù bẽ bàng thật, nhưng sau vẫn có hạnh phúc. Những người phụ nữ như chúng tôi vẫn được yêu thương.”
Theo đánh giá của UNAIDS, từ năm 2000 đến nay Việt Nam đã dự phòng cho khoảng 400.000 người không bị lây nhiễm HIV và 150.000 người không bị tử vong do AIDS.
Dịch HIV/AIDS tiếp tục có xu hướng giảm trên các tiêu chí như giảm số người nhiễm mới, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.
Cả nước có khoảng 200.000 người có HIV, trong đó có khoảng 135.000 người đang được điều trị bằng thuốc ARV, như vậy vẫn còn khoảng hơn 60.000 người có HIV chưa được phát hiện và điều trị.
Đến nay, hơn 90% cơ sở điều trị HIV/AIDS đã được kiện toàn, đủ điều kiện ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, gần 85% cơ sở điều trị đã thanh toán ít nhất một dịch vụ từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế.
Trong bối cảnh nguồn tài trợ quốc tế đang ngày càng bị cắt giảm mạnh, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn được triển khai tích cực giúp dự phòng lây nhiễm trong cộng đồng hiệu quả.
Mục tiêu mà TP. Hồ Chí Minh đặt ra đến năm 2020 ngăn chặn thành công tình trạng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con trở nên khó khăn do nhiều thai phụ không biết mình nhiễm HIV để can thiệp dự phòng.
Tính đến tháng Sáu,Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 10.544 người nhiễm HIV, chiếm 36% tổng số bệnh nhân đang điều trị ARV tại đây, là có thẻ bảo hiểm y tế.
Là tỉnh mới hình thành năm 2006, tách ra từ Điện Biên, một trong năm điểm nóng nhất cả nước về ma túy, Lai Châu thừa hưởng “di sản” là 100% số huyện với 86% số xã có người nhiễm HIV.
So sánh với mục tiêu 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV, thành quả đạt được của Việt Nam còn quá xa so với tỷ lệ của Liên hợp quốc, khi Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 45%.
Trong thời gian tới khi nguồn lực tài trợ quốc tế giảm, Việt Nam xác định bảo hiểm y tế là giải pháp đảm bảo bền vững trong điều trị ARV cho người nhiễm HIV.
Theo tiến sỹ Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đa số người có HIV đều rất nghèo, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù để những trường hợp này có thể tham gia bảo hiểm y tế.