Theo ông Nguyễn Đình Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đức Bình Tây, huyện miền núi Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, bắt đầu từ ngày 2/3, địa phương ra quân dẹp nạn khai thác vàng sa khoáng trên lòng sông Ba.
Thừa nhận trước đây chính quyền có “làm lơ” vì những người khai thác vàng sa khoáng đều là dân địa phương, phần lớn là dân nghèo, ông Nguyễn Đình Phước cũng khẳng định những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo Luật Khoáng sản.
Ông Phước cho biết thêm trong hơn một tuần qua rộ lên tin đồn trúng vàng nên có tư nhân đã thuê xe múc đến đào xới lòng sông để đãi vàng. Thậm chí họ còn xây kè, làm thay đổi dòng chảy của sông Ba.
Ủy ban Nhân dân xã Đức Bình Tây đã thành lập đội liên ngành và hai lần trực tiếp đến hiện trượng vận động không được khai thác trái phép. Do đó, những tư nhân phải dẹp các phương tiện cơ giới nhưng vẫn còn thuê nhân công để đãi vàng bằng phương pháp thủ công.
Đến ngày 1/3 vẫn còn khoảng 100 người đãi vàng bằng những dụng cụ như xàbeng, xẻng, các máng gỗ và mâm sắt.
Khu vực đãi vàng dưới lòng sông nằm cách Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ khoảng 500m theo đường chim bay về phía hạ lưu.
Theo người dân sống hai bên bờ sông, do vào mùa này kiệt nước, nên đến khoảng 13 giờ hàng ngày, Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ ngừng hoạt động. Do đó, sông Ba cạn nước là điều kiện thuận lợi cho việc đào xới lòng sông để khai thác vàng sa khoáng hoặc đá cảnh, làm ô nhiễm môi trường và đang thay đổi dòng chảy sông Ba./.
Thừa nhận trước đây chính quyền có “làm lơ” vì những người khai thác vàng sa khoáng đều là dân địa phương, phần lớn là dân nghèo, ông Nguyễn Đình Phước cũng khẳng định những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo Luật Khoáng sản.
Ông Phước cho biết thêm trong hơn một tuần qua rộ lên tin đồn trúng vàng nên có tư nhân đã thuê xe múc đến đào xới lòng sông để đãi vàng. Thậm chí họ còn xây kè, làm thay đổi dòng chảy của sông Ba.
Ủy ban Nhân dân xã Đức Bình Tây đã thành lập đội liên ngành và hai lần trực tiếp đến hiện trượng vận động không được khai thác trái phép. Do đó, những tư nhân phải dẹp các phương tiện cơ giới nhưng vẫn còn thuê nhân công để đãi vàng bằng phương pháp thủ công.
Đến ngày 1/3 vẫn còn khoảng 100 người đãi vàng bằng những dụng cụ như xàbeng, xẻng, các máng gỗ và mâm sắt.
Khu vực đãi vàng dưới lòng sông nằm cách Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ khoảng 500m theo đường chim bay về phía hạ lưu.
Theo người dân sống hai bên bờ sông, do vào mùa này kiệt nước, nên đến khoảng 13 giờ hàng ngày, Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ ngừng hoạt động. Do đó, sông Ba cạn nước là điều kiện thuận lợi cho việc đào xới lòng sông để khai thác vàng sa khoáng hoặc đá cảnh, làm ô nhiễm môi trường và đang thay đổi dòng chảy sông Ba./.
Thế Lập (Vietnam+)