Ngành dệt may Campuchia đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét trong năm 2011, với lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ, thị trường truyền thống của Campuchia trong nhiều năm qua, tăng cao hơn mức trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Campuchia, trong tháng 1/2011, lượng hàng may mặc xuất sang thị trường Mỹ của nước này đã tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 94,7 triệu sản phẩm, nhưng tính về giá trị thì tăng 33,38% đạt 208,45 triệu USD.
Trong tháng 1/2008, thời điểm chưa khi nổ ra đợt suy thoái kinh tế, ngành may mặc Campuchia xuất khẩu được 67,6 triệu sản phẩm với giá trị là 164 triệu USD.
Theo Bộ Thương mại Campuchia, sự khởi đầu tốt đẹp của ngành dệt may có thể giúp ngành này đạt doanh thu cả năm vượt mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành dệt may xuất khẩu và các nhà sản xuất Campuchia vẫn giữ thái độ dè dặt và không quá lạc quan như Bộ Thương mại.
Họ cho rằng vẫn còn quá sớm để nhận định ngành này đã phục hồi và đang trên đà phát triển, cho dù những số liệu trên là tín hiệu đáng mừng và chứng tỏ mức độ phục hồi nhanh sau khủng hoảng.
Ông Ken Loo, Tổng thư ký Hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia (GMAC), nhận xét mặc dù có sự gia tăng sản phẩm và giá trị, ngành dệt may Campuchia vẫn chưa tạo ra được nhiều việc làm như trước thời gian khủng hoảng.
Hiện nay, ngành dệt may sử dụng tổng cộng 330.000 lao động, thấp hơn so với mức 355.000 lao động trong năm 2008.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang nỗ lực vực dậy ngành dệt may, một trong bốn trụ cột kinh tế chính và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau du lịch của Campuchia.
Trong năm 2010, Phnom Penh cũng cố gắng chấn chỉnh lại hoạt động của ngành dệt may và giải quyết hàng loạt các xung đột quyền lợi chủ-thợ tại nhiều cơ sở may mặc, thông qua việc thành lập Ủy ban cố vấn lao động gồm đại diện nhà nước, nghiệp đoàn và giới chủ doanh nghiệp, để tìm cách giải quyết hiệu quả các cuộc xung đột quyền lợi giữa công nhân và giới chủ.
Ủy ban này bước đầu đã giải quyết được yêu cầu tăng lương của công nhân dệt may với thỏa thuận giữa ba bên, theo đó lương của công nhân sẽ tăng thêm 7 USD/tháng bắt đầu từ ngày 1/3/2011 và tiền bồi dưỡng đối với thời gian làm thêm giờ cũng được nâng lên./.
Theo số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Campuchia, trong tháng 1/2011, lượng hàng may mặc xuất sang thị trường Mỹ của nước này đã tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009, đạt 94,7 triệu sản phẩm, nhưng tính về giá trị thì tăng 33,38% đạt 208,45 triệu USD.
Trong tháng 1/2008, thời điểm chưa khi nổ ra đợt suy thoái kinh tế, ngành may mặc Campuchia xuất khẩu được 67,6 triệu sản phẩm với giá trị là 164 triệu USD.
Theo Bộ Thương mại Campuchia, sự khởi đầu tốt đẹp của ngành dệt may có thể giúp ngành này đạt doanh thu cả năm vượt mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành dệt may xuất khẩu và các nhà sản xuất Campuchia vẫn giữ thái độ dè dặt và không quá lạc quan như Bộ Thương mại.
Họ cho rằng vẫn còn quá sớm để nhận định ngành này đã phục hồi và đang trên đà phát triển, cho dù những số liệu trên là tín hiệu đáng mừng và chứng tỏ mức độ phục hồi nhanh sau khủng hoảng.
Ông Ken Loo, Tổng thư ký Hội các nhà sản xuất hàng may mặc Campuchia (GMAC), nhận xét mặc dù có sự gia tăng sản phẩm và giá trị, ngành dệt may Campuchia vẫn chưa tạo ra được nhiều việc làm như trước thời gian khủng hoảng.
Hiện nay, ngành dệt may sử dụng tổng cộng 330.000 lao động, thấp hơn so với mức 355.000 lao động trong năm 2008.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang nỗ lực vực dậy ngành dệt may, một trong bốn trụ cột kinh tế chính và là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau du lịch của Campuchia.
Trong năm 2010, Phnom Penh cũng cố gắng chấn chỉnh lại hoạt động của ngành dệt may và giải quyết hàng loạt các xung đột quyền lợi chủ-thợ tại nhiều cơ sở may mặc, thông qua việc thành lập Ủy ban cố vấn lao động gồm đại diện nhà nước, nghiệp đoàn và giới chủ doanh nghiệp, để tìm cách giải quyết hiệu quả các cuộc xung đột quyền lợi giữa công nhân và giới chủ.
Ủy ban này bước đầu đã giải quyết được yêu cầu tăng lương của công nhân dệt may với thỏa thuận giữa ba bên, theo đó lương của công nhân sẽ tăng thêm 7 USD/tháng bắt đầu từ ngày 1/3/2011 và tiền bồi dưỡng đối với thời gian làm thêm giờ cũng được nâng lên./.
Hữu Hả (TTXVN/Vietnam+)