Sau một mùa tuyển sinh "thất bát", hàng loạt trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu, cộng với việc Sở Nội vụ Nam Định vừa khẳng định nói không với tuyển dụng sinh viên dân lập đã khiến cho các trường ngoài công lập như ngồi trên “đống lửa”.
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã lập tức tổ chức các buổi lấy ý kiến về đổi mới tuyển sinh trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm đưa ra một bản kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo để cứu vãn tình hình trong những mùa tuyển sinh sắp tới.
Bỏ kỳ thi đại học và lấy kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ xét tuyển vào đại học là đề nghị của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khu vực phía Bắc tại cuộc họp để lấy ý kiến đổi mới về tuyển sinh do Hiệp hội này tổ chức sáng nay, ngày 21/10/2011 tại Đại học Thành Tây.
Thi tốt nghiệp “3 chung” + “1 riêng”?
Theo ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập, mùa tuyển sinh 2011 đã bộc lộ hết những nhược điểm của “3 chung”. Rất nhiều trường kể cả công lập và ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu chỉ vì thiếu nguồn tuyển. “Điểm sàn đã chặn nguồn tuyển các trường”, ông Nhĩ nói.
Theo đó, Hiệp hội đề xuất Bộ thay đổi phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và lấy đó vừa làm kết quả xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Để lấy ý kiến đóng góp từ các trường, ông Lê Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của Hiệp hội đưa ra phương án “3 chung” và “1 riêng”. Theo đó, “3 chung” bao gồm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chung đề, chung đợt, chung kết quả với 5 môn thi gồm toán, văn, ngoại ngữ, môn khoa học tự nhiên (gồm lý-hoá-sinh) và môn khoa học xã hội (gồm sử-địa). Tổng điểm là 500 điểm và đạt 250 điểm trở lên là tốt nghiệp trung học phổ thông. “Một riêng” là các trường đại học, cao đẳng, tùy vào nhu cầu tuyển của mình, có thể căn cứ trên kết quả thi tốt nghiệp này để xét điểm trúng tuyển.
Với đề xuất này, ông Ngọc cho rằng có thể bảo đảm các yếu tố: Xác định được thước đo trình độ học vấn trung học phổ thông quốc gia tối thiểu có tính đến các yếu tố vùng miền, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông; không có xáo trộn về phân ban; công bằng về cơ hội, khách quan về đánh giá trình độ học vấn trong tuyển chọn cho giáo dục đào tạo sau trung học.
Thực hiện “ngay và luôn”?
Đồng tình với việc bỏ thi đại học, lấy kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển, ông Hoàng Trọng Yêm, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Lương Thế Vinh, cho rằng, cách làm này vẫn có thể thể hiện sự phân tầng trường đại học. Chẳng hạn, các trường tốp trên nếu không muốn dùng kết quả thi tốt nghiệp thì có thể tổ chức kỳ thi riêng với những yêu cầu riêng của mình để chọn được thí sinh như mong muốn. Còn các trường tốp dưới thì xét tuyển.
“Đề nghị thực hiện ngay phương án này. Không nên kéo dài phương án tuyển sinh như hiện nay,” ông Yêm nói.
Ồng Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hải Phòng cũng khẳng định, nếu lấy điểm tốt nghiệp trung học phổ thông để xét vào đại học là tốt nhất. Điều đó sẽ khuyến khích các trường phổ thông thúc đẩy chất lượng giảng dạy. Muốn thế, phải tổ chức thi tốt nghiệp trung học thật nghiêm túc để bảo đảm kết quả chính xác.
Đưa ra rất nhiều ưu điểm của việc gộp “hai trong một này”, ông Nghị phân tích rằng hiện nay chúng ta tổ chức tới 2 kỳ thi liền nhau là rất tốn kém. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông tốn bao nhiêu tiền của nhưng chỉ để công nhận thí sinh đó đã đạt trình độ trung học là lãng phí kết quả. Trong khi đó thí sinh lại phải dự một kỳ thi căng thẳng là thi đại học, tập trung lên thành phố lớn, phụ huynh cũng đau đầu. Mặt khác, theo ông Nghị, điều này thể hiện hệ thống giáo dục không tin nhau, bậc học trên không tin kết quả của bậc học dưới.
“Bây giờ, chỉ cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển đại học, thí sinh cả nước sẽ đỡ khổ, tiết kiệm được bao nhiêu tiền của. Chúng ta có thể làm ngay sang năm, không cần chờ đợi nữa,” ông Nghị nói.
Lợi ích không vì thí sinh
Tuy sốt sắng với việc Bộ nên bỏ kỳ thi đại học, lấy kết quả thi phổ thông để xét tuyển vào đại học nhưng có thể thấy, lãnh đạo các trường không bàn thảo kỹ về các yếu tố kỹ thuật trong đề xuất “3 chung” và “1 riêng” được đưa ra. Trong khi đó, vấn đề gộp kỳ thi “hai trong một” này không phải là ý tưởng mới mà đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra từ rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp ổn thỏa để triển khai. Điều đó có thể cho thấy sự nóng lòng của các trường chỉ vì mục tiêu duy nhất là làm thế nào để tuyển được sinh viên sau một mùa thi thất bại “cay đắng”. Nói như ông Hoàng Trọng Yêm, nếu cứ với tình hình tuyển sinh thảm đạm như năm nay thì chỉ vài năm nữa, các trường ngoài công lập sẽ thâm vào vốn và phải giải thể.
Phát biểu tại cuộc họp, trước những lời than vãn của các trường, nhìn nhận vấn đề một cách khôn ngoan hơn, ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Thành Tây cho rằng, khi đề xuất phương án tuyển sinh mới, các trường ngoài công lập nên chọn một cách “vào đề” khác, không thể nói cần thay đổi cách tuyển sinh do các trường ngoài công lập khó tuyển, sẽ giải thể, vì tuyển sinh phải vì nền giáo dục quốc dân, để tuyển chọn nhân tài chứ không thể vì lợi ích của một nhóm trường nào đó.
Đây không phải là lần đầu tiên các trường ngoài công lập ngồi lại với nhau để tìm phương án tuyển sinh "dễ thở" hơn, để cứu trường khỏi “chết”. Mùa tuyển sinh năm nay, các trường ngoài công lập đã liên tục có những đề xuất, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo để “vớt” thêm thí sinh, từ xin hạ điểm sàn, đề nghị có điểm sàn riêng, thấp hơn điểm sàn chung của Bộ đến kiến nghị được kéo dài thời gian tuyển sinh hơn nữa. Tuy nhiên, tất cả các đề xuất trên đều không được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Trưởng Ban tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011, thì để tuyển đủ chỉ tiêu, các trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo để khẳng định thương hiệu, từ đó mới thu hút được thí sinh.
Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT khi phát biểu tại buổi họp sáng nay. Ông Phong cho biết, Đại học FPT tuy cũng là trường ngoài công lập, mới thành lập và ban đầu tuyển sinh cũng rất khó khăn nhưng trường luôn quan tâm đến việc khẳng định thương hiệu. Vì thế, hiện trường luôn có thừa nguồn tuyển. “Từng trường phải lo thương hiệu của mình. Việc tuyển sinh đủ hay không phụ thuộc nhiều vào thương hiệu. Điều cần làm hiện nay là khối dân lập cần nỗ lực nâng cao năng lực của mình, xây dựng thương hiệu cho mình nói riêng và cho khối dân lập nói chung,” ông Phong nói./
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập đã lập tức tổ chức các buổi lấy ý kiến về đổi mới tuyển sinh trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm đưa ra một bản kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo để cứu vãn tình hình trong những mùa tuyển sinh sắp tới.
Bỏ kỳ thi đại học và lấy kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ xét tuyển vào đại học là đề nghị của các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập khu vực phía Bắc tại cuộc họp để lấy ý kiến đổi mới về tuyển sinh do Hiệp hội này tổ chức sáng nay, ngày 21/10/2011 tại Đại học Thành Tây.
Thi tốt nghiệp “3 chung” + “1 riêng”?
Theo ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học, cao đẳng ngoài công lập, mùa tuyển sinh 2011 đã bộc lộ hết những nhược điểm của “3 chung”. Rất nhiều trường kể cả công lập và ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu chỉ vì thiếu nguồn tuyển. “Điểm sàn đã chặn nguồn tuyển các trường”, ông Nhĩ nói.
Theo đó, Hiệp hội đề xuất Bộ thay đổi phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và lấy đó vừa làm kết quả xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào đại học, cao đẳng.
Để lấy ý kiến đóng góp từ các trường, ông Lê Đức Ngọc, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục của Hiệp hội đưa ra phương án “3 chung” và “1 riêng”. Theo đó, “3 chung” bao gồm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông chung đề, chung đợt, chung kết quả với 5 môn thi gồm toán, văn, ngoại ngữ, môn khoa học tự nhiên (gồm lý-hoá-sinh) và môn khoa học xã hội (gồm sử-địa). Tổng điểm là 500 điểm và đạt 250 điểm trở lên là tốt nghiệp trung học phổ thông. “Một riêng” là các trường đại học, cao đẳng, tùy vào nhu cầu tuyển của mình, có thể căn cứ trên kết quả thi tốt nghiệp này để xét điểm trúng tuyển.
Với đề xuất này, ông Ngọc cho rằng có thể bảo đảm các yếu tố: Xác định được thước đo trình độ học vấn trung học phổ thông quốc gia tối thiểu có tính đến các yếu tố vùng miền, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông; không có xáo trộn về phân ban; công bằng về cơ hội, khách quan về đánh giá trình độ học vấn trong tuyển chọn cho giáo dục đào tạo sau trung học.
Thực hiện “ngay và luôn”?
Đồng tình với việc bỏ thi đại học, lấy kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển, ông Hoàng Trọng Yêm, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Lương Thế Vinh, cho rằng, cách làm này vẫn có thể thể hiện sự phân tầng trường đại học. Chẳng hạn, các trường tốp trên nếu không muốn dùng kết quả thi tốt nghiệp thì có thể tổ chức kỳ thi riêng với những yêu cầu riêng của mình để chọn được thí sinh như mong muốn. Còn các trường tốp dưới thì xét tuyển.
“Đề nghị thực hiện ngay phương án này. Không nên kéo dài phương án tuyển sinh như hiện nay,” ông Yêm nói.
Ồng Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hải Phòng cũng khẳng định, nếu lấy điểm tốt nghiệp trung học phổ thông để xét vào đại học là tốt nhất. Điều đó sẽ khuyến khích các trường phổ thông thúc đẩy chất lượng giảng dạy. Muốn thế, phải tổ chức thi tốt nghiệp trung học thật nghiêm túc để bảo đảm kết quả chính xác.
Đưa ra rất nhiều ưu điểm của việc gộp “hai trong một này”, ông Nghị phân tích rằng hiện nay chúng ta tổ chức tới 2 kỳ thi liền nhau là rất tốn kém. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông tốn bao nhiêu tiền của nhưng chỉ để công nhận thí sinh đó đã đạt trình độ trung học là lãng phí kết quả. Trong khi đó thí sinh lại phải dự một kỳ thi căng thẳng là thi đại học, tập trung lên thành phố lớn, phụ huynh cũng đau đầu. Mặt khác, theo ông Nghị, điều này thể hiện hệ thống giáo dục không tin nhau, bậc học trên không tin kết quả của bậc học dưới.
“Bây giờ, chỉ cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông để xét tuyển đại học, thí sinh cả nước sẽ đỡ khổ, tiết kiệm được bao nhiêu tiền của. Chúng ta có thể làm ngay sang năm, không cần chờ đợi nữa,” ông Nghị nói.
Lợi ích không vì thí sinh
Tuy sốt sắng với việc Bộ nên bỏ kỳ thi đại học, lấy kết quả thi phổ thông để xét tuyển vào đại học nhưng có thể thấy, lãnh đạo các trường không bàn thảo kỹ về các yếu tố kỹ thuật trong đề xuất “3 chung” và “1 riêng” được đưa ra. Trong khi đó, vấn đề gộp kỳ thi “hai trong một” này không phải là ý tưởng mới mà đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra từ rất nhiều năm nay nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp ổn thỏa để triển khai. Điều đó có thể cho thấy sự nóng lòng của các trường chỉ vì mục tiêu duy nhất là làm thế nào để tuyển được sinh viên sau một mùa thi thất bại “cay đắng”. Nói như ông Hoàng Trọng Yêm, nếu cứ với tình hình tuyển sinh thảm đạm như năm nay thì chỉ vài năm nữa, các trường ngoài công lập sẽ thâm vào vốn và phải giải thể.
Phát biểu tại cuộc họp, trước những lời than vãn của các trường, nhìn nhận vấn đề một cách khôn ngoan hơn, ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Thành Tây cho rằng, khi đề xuất phương án tuyển sinh mới, các trường ngoài công lập nên chọn một cách “vào đề” khác, không thể nói cần thay đổi cách tuyển sinh do các trường ngoài công lập khó tuyển, sẽ giải thể, vì tuyển sinh phải vì nền giáo dục quốc dân, để tuyển chọn nhân tài chứ không thể vì lợi ích của một nhóm trường nào đó.
Đây không phải là lần đầu tiên các trường ngoài công lập ngồi lại với nhau để tìm phương án tuyển sinh "dễ thở" hơn, để cứu trường khỏi “chết”. Mùa tuyển sinh năm nay, các trường ngoài công lập đã liên tục có những đề xuất, kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo để “vớt” thêm thí sinh, từ xin hạ điểm sàn, đề nghị có điểm sàn riêng, thấp hơn điểm sàn chung của Bộ đến kiến nghị được kéo dài thời gian tuyển sinh hơn nữa. Tuy nhiên, tất cả các đề xuất trên đều không được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Trưởng Ban tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011, thì để tuyển đủ chỉ tiêu, các trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo để khẳng định thương hiệu, từ đó mới thu hút được thí sinh.
Đây cũng là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Đại học FPT khi phát biểu tại buổi họp sáng nay. Ông Phong cho biết, Đại học FPT tuy cũng là trường ngoài công lập, mới thành lập và ban đầu tuyển sinh cũng rất khó khăn nhưng trường luôn quan tâm đến việc khẳng định thương hiệu. Vì thế, hiện trường luôn có thừa nguồn tuyển. “Từng trường phải lo thương hiệu của mình. Việc tuyển sinh đủ hay không phụ thuộc nhiều vào thương hiệu. Điều cần làm hiện nay là khối dân lập cần nỗ lực nâng cao năng lực của mình, xây dựng thương hiệu cho mình nói riêng và cho khối dân lập nói chung,” ông Phong nói./
Phạm Mai (Vietnam+)