Trong ba năm qua, giá vàng liên tục tăng ở mức hai con số, riêng năm 2010 giá kim loại quý này đã tăng gần 30%.
Biểu đổ giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2011 do những nhân tố hỗ trợ giá vàng trong năm qua vẫn còn nguyên giá trị.
Tuy nhiên, khả năng giá vàng đảo chiều vẫn không thể loại trừ, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2011 được dự báo sẽ tiếp tục có nhiều biến động.
Vàng lên ngôi... vì sao?
Sự lo lắng của giới đầu tư về lạm phát, kế hoạch bơm tiền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dẫn đến sự thiếu lòng tin vào đồng USD, việc sử dụng vàng như một loại tiền tệ, sức mua từ lớp người mới giàu ở Trung Quốc, khủng hoảng nợ công ở Eurozone ...là loạt lý do đẩy giá vàng leo thang.
Trong giai đoạn khủng hoảng, chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu gây ra lạm phát - nhân tố kích động giá vàng.
Trong hai năm qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu, đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng vọt.
Chiến dịch bơm đợt 2 trị giá 600 tỷ USD (QE2) của Mỹ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.
Với một QE2 không hiệu quả, rất có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại in thêm tiền để thực hiện các chiến dịch QE3, QE4...
Lạm phát sẽ bám rễ và lây lan như virút, khi đó sẽ khó ngăn chặn. Sự mất lòng tin vào đồng USD sẽ khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt.
Cứ 18 ngày Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm; và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới.
Trong khi đó cán cân cung cầu luôn chênh lệch với dư cầu. Bất chấp việc giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các công ty khai thác không thể đáp ứng đủ mức cầu.
Trong giai đoạn 1997-2001, các công ty chỉ khai thác quặng vàng hàm lượng cao, do giá vàng thời kỳ này xuống thấp kỷ lục. Nhưng kể từ năm 2001 đến nay, giá vàng tăng liên tục và các công ty chuyển sang khai thác quặng có phẩm cấp thấp, dẫn đến sản lượng vàng giảm.
Trong 5 năm qua, phẩm cấp quặng vàng giảm tới 30%, từ 1,8 g vàng/tấn quặng xuống còn 1,3 g/tấn. Các nguồn quặng vàng được phát hiện gần đây chỉ có hàm lượng khoảng 0,6 g/tấn, đồng nghĩa với việc để bù đắp sản lượng vàng với phẩm cấp quặng hiện nay các công ty sẽ phải khai thác khối lượng quặng gấp đôi.
Giá trị của vàng lên cao đến nỗi hàng triệu tấn quặng trước đây được coi là phế phẩm của ngành khai mỏ, nay được tính cả vào vàng trữ lượng trong lòng đất. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá tăng 20%.
Trung Quốc và ấn Độ, chiếm 35% dân số thế giới, là hai quốc gia ưa chuộng vàng hàng đầu, trong đó ấn Độ luôn là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Nhập khẩu vàng của Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2010 cũng tăng 5 lần so với năm ngoái.
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư vào vàng được dự báo sẽ tăng ở cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Arập Xêút. Một số quốc gia Trung Đông khác cũng chuyển tổng cộng 200.000 thùng dầu thô/ngày sang vàng, tương đương 140 tấn vàng/năm (nếu tính theo tỷ giá vàng/dầu thô hiện nay). Một nhóm khách hàng đặc biệt khác trên thị trường vàng là các ngân hàng trung ương chủ yếu ở Trung Đông và châu Á.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, hiện vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng trên thị trường vàng. Nhu cầu từ các quỹ giao dịch (ETF) cũng là nhân tố hỗ trợ giá vàng và bạc.
Các quỹ ETF cho phép các thương gia đầu tư tiền mặt dễ dàng hơn vào các loại hàng hóa mà không phải giao dịch trên các thị trường kỳ hạn. Vàng và bạc được giao dịch giống như cổ phiếu và được sử dụng cách thức đầu tư rủi ro thấp mà không tốn kém.
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, dẫn đến khả năng xảy ra hiệu ứng đôminô, gây tác động xấu đến đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên, việc đồng euro giảm giá trong thời gian qua cũng khiến các nguồn vốn đổ sang vàng, đẩy giá kim loại quý này tăng cao.
Chuyên gia David Moore tại Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia, nói: “Giá vàng vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố căn bản là môi trường kinh tế, tình hình tài chính bất ổn ở châu Âu và triển vọng dài hạn của lạm phát."
Dự báo giá vàng
Giá vàng đã biến động rất mạnh trong vòng 1 thập kỷ qua, từ 250 USD/ounce tháng 6/2000, tăng lên khoảng 550 USD/ounce đầu năm 2006 và sau đó lại vọt lên mức kỷ lục trên 1.400 USD/ounce trong năm 2010.
Dự báo giá vàng là một công việc khó khăn và thậm chí cả các Chính phủ cũng sai lầm. Chính phủ Anh đã từng tính toán nhầm khi bán ra một lượng vàng lớn dự trữ trong giai đoạn 1999-2000, khi giá vàng dao động trong khoảng 250-300 USD/ounce. Trong khi đó, các nhà đầu tư bỏ tiền vào vàng trong những năm qua lại thắng lớn.
Một số nhà phân tích kinh tế và chuyên gia về vàng tin rằng trong năm 2011, vàng sẽ còn tăng giá và mức tăng thêm khoảng 100-400 USD/ounce.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng giá vàng tiếp tục xu hướng tăng và sẽ dừng lại vào năm 2012 khi đạt mức giá 1.750 USD/ounce do lãi suất tăng.
Chuyên gia Peter Schiff dự đoán giá vàng thậm chí sẽ lên đến 2.000 USD/ounce. Còn chuyên gia Jim Rogers trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây nói rằng vàng sẽ còn tăng lên trong thập kỷ tới.
Trong khi đó, tỷ phú Mỹ George Soros đã vài lần cảnh báo về bong bóng giá vàng và nhấn mạnh rằng đầu tư vào vàng là không an toàn. Ông dự báo sự lặp lại của mô hình đầu cơ giá lên đối với những tài sản như vàng, sau khi đạt đỉnh, giá sẽ đột ngột đi xuống. Theo ông, giá vàng có thể còn tăng nhưng “sẽ không kéo dài mãi”.
Tuy nhiên, Peter Krauth - nhà kinh tế của Dịch vụ tư vấn Global Resource Alert và tạp chí trực tuyến Money Morning của Mỹ - không tán thành dự báo cho rằng giá vàng đang diễn biến theo kiểu "bong bóng" với hai lý do.
Một là, xuất phát từ quan điểm dài hạn, dấu hiệu đầu tiên về tình trạng "bong bóng" là giá vàng phải tăng theo biểu đồ paraboll trong biểu đồ giá, trong đó mức tăng giá ngắn hạn được biểu thị rõ ràng trong biểu đồ dài hạn. Biểu đồ giá vàng trong thập kỷ qua không cho thấy sự tăng giá vàng ngắn hạn như vậy.
Hai là, lợi nhuận trung hạn về giá vàng có thể kịch tính hơn nhiều so với các cơ hội lợi nhuận dài hạn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các chuyên gia khác cũng cho rằng rất khó để dự đoán lạm phát. Chuyên gia de Lucy nói "sẽ là nguy hiểm khi dự đoán bong bóng trên thị trường vàng sẽ nổ tung do yếu tố lạm phát và vẫn còn quá sớm để hy vọng nhu cầu vàng giảm xuống."
Edward George, nhà kinh tế cấp cao của mạng tin phân tích và tư vấn kinh tế (EIU), cho biết thêm ngay cả khi giá vàng giảm thì nó cũng không thể xuống dưới ngưỡng 800 USD/ounce về lâu dài vì hơn một nửa các công ty khai thác vàng hiện nay chỉ có thể có lãi khi giá vàng ở mức tối thiểu 1.000 USD/ounce. Nếu vàng xuống dưới mức này họ sẽ ngừng sản xuất và giảm lượng bán ra, khiến giá vàng tăng trở lại.
Vậy đâu sẽ là những yếu tố cản trở giá vàng? Các yếu tố đầu tiên là nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục, FED sẽ ngừng in tiền, khu vực sử dụng đồng euro ổn định và người Trung Quốc ngừng mua vàng. Song cơ hội để những phỏng đoán này xảy ra sẽ rất nhỏ nhoi.
Thay vào đó là các nguy cơ: sẽ xảy ra nhiều vụ phá sản trên nhiều cấp độ ở Mỹ; FED sẽ buộc phải mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ để Chính phủ có tiền hoạt động; hoặc FED sẽ phải in thêm tiền để giúp chặn làn sóng phá sản, qua đó tác động đến lạm phát và giá vàng sẽ tăng.
Một yếu tố khả dĩ hơn có thể giúp ngăn chặn giá vàng là lãi suất tăng lên ở châu Âu và Mỹ. Lãi suất tăng sẽ ngăn cản nhà đầu tư mua vàng, bởi vàng không tạo ra lãi suất, không mang lại cổ tức và vì vậy nó có chi phí cơ hội cao.
Tuy nhiên, lãi suất tăng về dài hạn dẫn đến lạm phát tăng và làm suy yếu lòng tin vào đồng USD. Đây lại là các yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng.
Giá vàng hiện đã rất cao nhưng không ai có thể nói là nó sẽ không tăng thêm nữa. Có một điều chắc chắn là giữ vàng thì không sinh lời, trừ trường hợp biến động giá, nên một khi kinh tế thế giới hồi phục và đi vào ổn định, chắc chắn sẽ có một lượng lớn vàng được bán ra để lấy tiền đầu tư.
Lúc đó, chắc chắn giá vàng sẽ giảm và người đầu cơ không thoát kịp sẽ lãnh hậu quả. Vấn đề là hiện không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi "khi nào?"./.
Biểu đổ giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục đi lên trong năm 2011 do những nhân tố hỗ trợ giá vàng trong năm qua vẫn còn nguyên giá trị.
Tuy nhiên, khả năng giá vàng đảo chiều vẫn không thể loại trừ, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2011 được dự báo sẽ tiếp tục có nhiều biến động.
Vàng lên ngôi... vì sao?
Sự lo lắng của giới đầu tư về lạm phát, kế hoạch bơm tiền của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dẫn đến sự thiếu lòng tin vào đồng USD, việc sử dụng vàng như một loại tiền tệ, sức mua từ lớp người mới giàu ở Trung Quốc, khủng hoảng nợ công ở Eurozone ...là loạt lý do đẩy giá vàng leo thang.
Trong giai đoạn khủng hoảng, chiến dịch kích thích tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu gây ra lạm phát - nhân tố kích động giá vàng.
Trong hai năm qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác đã tìm cách tăng chi tiêu, đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD đã được bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát tăng vọt.
Chiến dịch bơm đợt 2 trị giá 600 tỷ USD (QE2) của Mỹ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp như mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng được đổ vào các mặt hàng giữ giá như vàng.
Với một QE2 không hiệu quả, rất có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) lại in thêm tiền để thực hiện các chiến dịch QE3, QE4...
Lạm phát sẽ bám rễ và lây lan như virút, khi đó sẽ khó ngăn chặn. Sự mất lòng tin vào đồng USD sẽ khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt.
Cứ 18 ngày Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tương đương giá trị sản lượng vàng khai thác 1 năm; và mỗi năm nước Mỹ vay nợ tương tương 1/3 tổng số lượng vàng hiện có trên thế giới.
Trong khi đó cán cân cung cầu luôn chênh lệch với dư cầu. Bất chấp việc giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các công ty khai thác không thể đáp ứng đủ mức cầu.
Trong giai đoạn 1997-2001, các công ty chỉ khai thác quặng vàng hàm lượng cao, do giá vàng thời kỳ này xuống thấp kỷ lục. Nhưng kể từ năm 2001 đến nay, giá vàng tăng liên tục và các công ty chuyển sang khai thác quặng có phẩm cấp thấp, dẫn đến sản lượng vàng giảm.
Trong 5 năm qua, phẩm cấp quặng vàng giảm tới 30%, từ 1,8 g vàng/tấn quặng xuống còn 1,3 g/tấn. Các nguồn quặng vàng được phát hiện gần đây chỉ có hàm lượng khoảng 0,6 g/tấn, đồng nghĩa với việc để bù đắp sản lượng vàng với phẩm cấp quặng hiện nay các công ty sẽ phải khai thác khối lượng quặng gấp đôi.
Giá trị của vàng lên cao đến nỗi hàng triệu tấn quặng trước đây được coi là phế phẩm của ngành khai mỏ, nay được tính cả vào vàng trữ lượng trong lòng đất. Trong năm qua, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng được 3%, trong khi giá tăng 20%.
Trung Quốc và ấn Độ, chiếm 35% dân số thế giới, là hai quốc gia ưa chuộng vàng hàng đầu, trong đó ấn Độ luôn là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Nhập khẩu vàng của Trung Quốc 10 tháng đầu năm 2010 cũng tăng 5 lần so với năm ngoái.
Trên bình diện toàn cầu, đầu tư vào vàng được dự báo sẽ tăng ở cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Arập Xêút. Một số quốc gia Trung Đông khác cũng chuyển tổng cộng 200.000 thùng dầu thô/ngày sang vàng, tương đương 140 tấn vàng/năm (nếu tính theo tỷ giá vàng/dầu thô hiện nay). Một nhóm khách hàng đặc biệt khác trên thị trường vàng là các ngân hàng trung ương chủ yếu ở Trung Đông và châu Á.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức, hiện vẫn chưa sử dụng hết tiềm năng trên thị trường vàng. Nhu cầu từ các quỹ giao dịch (ETF) cũng là nhân tố hỗ trợ giá vàng và bạc.
Các quỹ ETF cho phép các thương gia đầu tư tiền mặt dễ dàng hơn vào các loại hàng hóa mà không phải giao dịch trên các thị trường kỳ hạn. Vàng và bạc được giao dịch giống như cổ phiếu và được sử dụng cách thức đầu tư rủi ro thấp mà không tốn kém.
Cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp, dẫn đến khả năng xảy ra hiệu ứng đôminô, gây tác động xấu đến đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên, việc đồng euro giảm giá trong thời gian qua cũng khiến các nguồn vốn đổ sang vàng, đẩy giá kim loại quý này tăng cao.
Chuyên gia David Moore tại Ngân hàng Thịnh vượng chung Australia, nói: “Giá vàng vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố căn bản là môi trường kinh tế, tình hình tài chính bất ổn ở châu Âu và triển vọng dài hạn của lạm phát."
Dự báo giá vàng
Giá vàng đã biến động rất mạnh trong vòng 1 thập kỷ qua, từ 250 USD/ounce tháng 6/2000, tăng lên khoảng 550 USD/ounce đầu năm 2006 và sau đó lại vọt lên mức kỷ lục trên 1.400 USD/ounce trong năm 2010.
Dự báo giá vàng là một công việc khó khăn và thậm chí cả các Chính phủ cũng sai lầm. Chính phủ Anh đã từng tính toán nhầm khi bán ra một lượng vàng lớn dự trữ trong giai đoạn 1999-2000, khi giá vàng dao động trong khoảng 250-300 USD/ounce. Trong khi đó, các nhà đầu tư bỏ tiền vào vàng trong những năm qua lại thắng lớn.
Một số nhà phân tích kinh tế và chuyên gia về vàng tin rằng trong năm 2011, vàng sẽ còn tăng giá và mức tăng thêm khoảng 100-400 USD/ounce.
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cho rằng giá vàng tiếp tục xu hướng tăng và sẽ dừng lại vào năm 2012 khi đạt mức giá 1.750 USD/ounce do lãi suất tăng.
Chuyên gia Peter Schiff dự đoán giá vàng thậm chí sẽ lên đến 2.000 USD/ounce. Còn chuyên gia Jim Rogers trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây nói rằng vàng sẽ còn tăng lên trong thập kỷ tới.
Trong khi đó, tỷ phú Mỹ George Soros đã vài lần cảnh báo về bong bóng giá vàng và nhấn mạnh rằng đầu tư vào vàng là không an toàn. Ông dự báo sự lặp lại của mô hình đầu cơ giá lên đối với những tài sản như vàng, sau khi đạt đỉnh, giá sẽ đột ngột đi xuống. Theo ông, giá vàng có thể còn tăng nhưng “sẽ không kéo dài mãi”.
Tuy nhiên, Peter Krauth - nhà kinh tế của Dịch vụ tư vấn Global Resource Alert và tạp chí trực tuyến Money Morning của Mỹ - không tán thành dự báo cho rằng giá vàng đang diễn biến theo kiểu "bong bóng" với hai lý do.
Một là, xuất phát từ quan điểm dài hạn, dấu hiệu đầu tiên về tình trạng "bong bóng" là giá vàng phải tăng theo biểu đồ paraboll trong biểu đồ giá, trong đó mức tăng giá ngắn hạn được biểu thị rõ ràng trong biểu đồ dài hạn. Biểu đồ giá vàng trong thập kỷ qua không cho thấy sự tăng giá vàng ngắn hạn như vậy.
Hai là, lợi nhuận trung hạn về giá vàng có thể kịch tính hơn nhiều so với các cơ hội lợi nhuận dài hạn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các chuyên gia khác cũng cho rằng rất khó để dự đoán lạm phát. Chuyên gia de Lucy nói "sẽ là nguy hiểm khi dự đoán bong bóng trên thị trường vàng sẽ nổ tung do yếu tố lạm phát và vẫn còn quá sớm để hy vọng nhu cầu vàng giảm xuống."
Edward George, nhà kinh tế cấp cao của mạng tin phân tích và tư vấn kinh tế (EIU), cho biết thêm ngay cả khi giá vàng giảm thì nó cũng không thể xuống dưới ngưỡng 800 USD/ounce về lâu dài vì hơn một nửa các công ty khai thác vàng hiện nay chỉ có thể có lãi khi giá vàng ở mức tối thiểu 1.000 USD/ounce. Nếu vàng xuống dưới mức này họ sẽ ngừng sản xuất và giảm lượng bán ra, khiến giá vàng tăng trở lại.
Vậy đâu sẽ là những yếu tố cản trở giá vàng? Các yếu tố đầu tiên là nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục, FED sẽ ngừng in tiền, khu vực sử dụng đồng euro ổn định và người Trung Quốc ngừng mua vàng. Song cơ hội để những phỏng đoán này xảy ra sẽ rất nhỏ nhoi.
Thay vào đó là các nguy cơ: sẽ xảy ra nhiều vụ phá sản trên nhiều cấp độ ở Mỹ; FED sẽ buộc phải mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ để Chính phủ có tiền hoạt động; hoặc FED sẽ phải in thêm tiền để giúp chặn làn sóng phá sản, qua đó tác động đến lạm phát và giá vàng sẽ tăng.
Một yếu tố khả dĩ hơn có thể giúp ngăn chặn giá vàng là lãi suất tăng lên ở châu Âu và Mỹ. Lãi suất tăng sẽ ngăn cản nhà đầu tư mua vàng, bởi vàng không tạo ra lãi suất, không mang lại cổ tức và vì vậy nó có chi phí cơ hội cao.
Tuy nhiên, lãi suất tăng về dài hạn dẫn đến lạm phát tăng và làm suy yếu lòng tin vào đồng USD. Đây lại là các yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng.
Giá vàng hiện đã rất cao nhưng không ai có thể nói là nó sẽ không tăng thêm nữa. Có một điều chắc chắn là giữ vàng thì không sinh lời, trừ trường hợp biến động giá, nên một khi kinh tế thế giới hồi phục và đi vào ổn định, chắc chắn sẽ có một lượng lớn vàng được bán ra để lấy tiền đầu tư.
Lúc đó, chắc chắn giá vàng sẽ giảm và người đầu cơ không thoát kịp sẽ lãnh hậu quả. Vấn đề là hiện không ai có thể trả lời chính xác câu hỏi "khi nào?"./.
(TTXVN/Vietnam+)