Theo báo cáo của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh đã cùng lúc xuất hiện tại Bắc Kạn.
Điều này cho thấy nếu các tỉnh không tập trung phòng chống dịch thì nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng là khó tránh khỏi.
Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết trước thực trạng dịch xuất hiện ở Bắc Kạn, đoàn lãnh đạo Cục Thú y, cơ quan thú y vùng đã đi kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân lây lan dịch và chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Tính đến ngày 23/8, trên cả nước, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại sáu tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Kạn và dịch lợn tai xanh xuất hiện tại bốn tỉnh gồm Đắk Lắk, Nghệ An, Cao Bằng và Bắc Kạn.
Trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần về công tác phòng chống dịch để tránh dịch lây lan, Thứ trưởng cho rằng đối với các tỉnh xuất hiện dịch, Cục Thú y cần phối hợp với địa phương cung cấp vắcxin phòng dịch, bao vây tại chỗ, ngăn chặn dịch lây lan chứ không đợi khi tỉnh công bố dịch mới cấp vắcxin.
Thứ trưởng nhấn mạnh: Khi tỉnh không công bố dịch, chúng ta không cấp vắcxin là không đúng vì dịch không chờ đợi vì vậy không nên quá máy móc mà cần tạo cơ chế linh hoạt trong cung cấp vắcxin phòng dịch.
Trước diễn biến dịch theo chiều hướng phức tạp, Cục Thú y đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch khác như tuân thủ quy định về con giống, thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc gia cầm an toàn sinh học, kiểm dịch tại gốc…
Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, hiện nay, các địa phương chưa thực sự nâng cao công tác phối hợp giữa các ngành trong phòng chống dịch. Nếu các tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo phòng chống dịch và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch thì sẽ ngăn chặn tới 90% dịch xuất hiện tại địa phương./.
Điều này cho thấy nếu các tỉnh không tập trung phòng chống dịch thì nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng là khó tránh khỏi.
Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết trước thực trạng dịch xuất hiện ở Bắc Kạn, đoàn lãnh đạo Cục Thú y, cơ quan thú y vùng đã đi kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân lây lan dịch và chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Tính đến ngày 23/8, trên cả nước, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại sáu tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Kạn và dịch lợn tai xanh xuất hiện tại bốn tỉnh gồm Đắk Lắk, Nghệ An, Cao Bằng và Bắc Kạn.
Trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần về công tác phòng chống dịch để tránh dịch lây lan, Thứ trưởng cho rằng đối với các tỉnh xuất hiện dịch, Cục Thú y cần phối hợp với địa phương cung cấp vắcxin phòng dịch, bao vây tại chỗ, ngăn chặn dịch lây lan chứ không đợi khi tỉnh công bố dịch mới cấp vắcxin.
Thứ trưởng nhấn mạnh: Khi tỉnh không công bố dịch, chúng ta không cấp vắcxin là không đúng vì dịch không chờ đợi vì vậy không nên quá máy móc mà cần tạo cơ chế linh hoạt trong cung cấp vắcxin phòng dịch.
Trước diễn biến dịch theo chiều hướng phức tạp, Cục Thú y đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cũng như thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch khác như tuân thủ quy định về con giống, thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gia súc gia cầm an toàn sinh học, kiểm dịch tại gốc…
Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, hiện nay, các địa phương chưa thực sự nâng cao công tác phối hợp giữa các ngành trong phòng chống dịch. Nếu các tỉnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo phòng chống dịch và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch thì sẽ ngăn chặn tới 90% dịch xuất hiện tại địa phương./.
Hoàng Linh (TTXVN)