Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dịch lở mồm long móng đang tiếp tục lây lan tại miền Trung, Cục Thú y chú trọng ưu tiên cấp vắcxin cho các tỉnh xảy ra dịch trên diện rộng.
Tại miền Nam, dịch lở mồm long móng có dấu hiệu dừng lại do các tỉnh đã làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắcxin cũng như tăng cường công tác kiểm soát dịch.
Hiện nay, cả nước có 30 tỉnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày, gồm Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Hà Giang, Kon Tum, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Yên Bái, Phú Thọ, Tiền Giang, Long An, Lào Cai, Phú Yên, Gia Lai, Nghệ An, Bình Phước, Hà Nam, Quảng Nam, Bình Dương, Đăk Lăk, Tây Ninh, Khánh Hòa, Lai Châu, Vĩnh Long, Bắc Giang, Nam Định và Lâm Đồng.
Dự kiến từ nay đến cuối tuần sẽ có nhiều tỉnh, thành phố công bố hết dịch.
Cơ quan Thú y Vùng 6, Cục Thú y nhận định tại các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ trong hai tuần gần đây không phát sinh thêm ổ dịch mới vì ý thức phòng dịch của người dân tốt hơn do thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn hơi cũng cao hơn trước nên công tác tiêm phòng, phòng chống dịch được thực hiện tốt hơn.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng 6 cho biết, mặc dù vậy, nhưng Cơ quan Thú y Vùng 6 vẫn chỉ đạo các địa phương quyết liệt thực hiện công tác tiêm phòng để phòng chống dịch gia súc, gia cầm.
Bên cạnh ý thức của người chăn nuôi vẫn cần sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương để công tác phòng chống dịch hiệu quả, không để dịch lây lan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, hiện nay Cục Thú y đang tiến hành cấp vắcxin lở mồm long móng, chú trọng ưu tiên các tỉnh xảy ra dịch trên diện rộng. Theo đó, tỉnh Tiền Giang đã được cấp miễn phí 100.000 liều vắcxin lở mồm long móng để phục vụ dập dịch trên đàn gia súc, khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn vắcxin trong thời gian qua.
Trước đó, tỉnh đã cấp miễn phí 165.000 liều, như vậy số vắcxin sẽ đảm bảo 100% đàn gia súc tại vùng dịch được tiêm phòng và 80% đàn gia súc tại vùng an toàn được tiêm phòng.
Bên cạnh đó, ngành thú y cũng tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các quy định về tái đàn gia súc an toàn, kiên quyết không để tái phát dịch bệnh./.
Tại miền Nam, dịch lở mồm long móng có dấu hiệu dừng lại do các tỉnh đã làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng, đảm bảo an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêm phòng vắcxin cũng như tăng cường công tác kiểm soát dịch.
Hiện nay, cả nước có 30 tỉnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày, gồm Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Thái Nguyên, Hà Giang, Kon Tum, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Yên Bái, Phú Thọ, Tiền Giang, Long An, Lào Cai, Phú Yên, Gia Lai, Nghệ An, Bình Phước, Hà Nam, Quảng Nam, Bình Dương, Đăk Lăk, Tây Ninh, Khánh Hòa, Lai Châu, Vĩnh Long, Bắc Giang, Nam Định và Lâm Đồng.
Dự kiến từ nay đến cuối tuần sẽ có nhiều tỉnh, thành phố công bố hết dịch.
Cơ quan Thú y Vùng 6, Cục Thú y nhận định tại các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ trong hai tuần gần đây không phát sinh thêm ổ dịch mới vì ý thức phòng dịch của người dân tốt hơn do thời gian gần đây giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá lợn hơi cũng cao hơn trước nên công tác tiêm phòng, phòng chống dịch được thực hiện tốt hơn.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng 6 cho biết, mặc dù vậy, nhưng Cơ quan Thú y Vùng 6 vẫn chỉ đạo các địa phương quyết liệt thực hiện công tác tiêm phòng để phòng chống dịch gia súc, gia cầm.
Bên cạnh ý thức của người chăn nuôi vẫn cần sự giám sát, quản lý của chính quyền địa phương để công tác phòng chống dịch hiệu quả, không để dịch lây lan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, hiện nay Cục Thú y đang tiến hành cấp vắcxin lở mồm long móng, chú trọng ưu tiên các tỉnh xảy ra dịch trên diện rộng. Theo đó, tỉnh Tiền Giang đã được cấp miễn phí 100.000 liều vắcxin lở mồm long móng để phục vụ dập dịch trên đàn gia súc, khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn vắcxin trong thời gian qua.
Trước đó, tỉnh đã cấp miễn phí 165.000 liều, như vậy số vắcxin sẽ đảm bảo 100% đàn gia súc tại vùng dịch được tiêm phòng và 80% đàn gia súc tại vùng an toàn được tiêm phòng.
Bên cạnh đó, ngành thú y cũng tăng cường hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các quy định về tái đàn gia súc an toàn, kiên quyết không để tái phát dịch bệnh./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)