Tính đến sáng 23/2, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có khoảng hơn 3.800 con lợn bịmắc bệnh dịch lợn tai xanh tại sáu huyện: Quế Sơn, Nông Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên,Thăng Bình và Điện Bàn. Trong đó có một số huyện, dịch bùng phát mạnh là ĐạiLộc, Quế Sơn, Thăng Bình. Số lượng lợn bị dịch chết phải tiêu hủy lên đến hơn600 con với tổng khối lượng khoảng 25 tấn.
[Quảng Namcông bố dịch lợn tai xanh trên địa bàn]
Để đối phó với dịch bệnh, Quảng Nam đã cấp phát đến các địa bàn 9.000 lít hóachất để tiêu độc khử trùng, 54.300 liều vắcxin để lực lượng chức năng tiêm baovây khống chế dịch. Do vậy tại Quế Sơn và Đại Lộc cơ bản không tăng thêm về sốlượng lợn nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, tại địa bàn huyện Thăng Bình và Duy Xuyên, trong những ngày qua, sốlượng lợn nhiễm bệnh tăng lên khá nhanh. Theo tìm hiểu, đây là những địa bàn nằmdọc quốc lộ 1A, có những chợ nằm trên trục đường này, đồng thời tại khu vực nàycó chợ với lượng người mua bán khá đông nên việc kiểm soát chưa chặt chẽ làmdịch bệnh lây lan.
Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Namcho biết, để nhanh chóng khống chế dịch bệnh, hiện lãnh đạo tỉnh cũng như cácngành chức năng của Quảng Nam đã tập trung rà soát, chỉ đạo lực lượng thú y cơsở và thú y tư nhân tập trung, ráo riết tiêm bao vây tại những vùng có dịch vànhững vùng lân cận, cảnh báo các huyện lân cận về tình hình dịch lợn tai xanh đểchủ động phòng chống. Quảng Nam đã tập trung vắcxin lợn tai xanh đủ cung cấp chocác địa phương tiêm phòng để dập dịch. Mục tiêu đưa ra là khoảng từ 10 đến 15ngày tới phải khống chế được dịch bệnh...
Tuy nhiên, kể từ khi lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ra lệnh cấm muabán, vận chuyển, giết mổ và sử dụng các sản phẩm từ lợn (ngày 18/2) thì việc chỉđạo, lãnh đạo của các huyện, thành phố trên địa bàn vẫn còn quá chậm. Đến ngày22/2, tại các chợ cóc cũng như các quán ăn, nhà hàng ở một số địa phương vẫn còntình trạng mua bán và sử dụng sản phẩm từ lợn. Những người bán đều biện hộ rằng “đây là lợn được mua từ trước Tết Nguyên đán.”
Quảng Nam là địa phương có số lượng lợn khá lớn với khoảng trên 500.000 con, đờisống người chăn nuôi phụ thuộc khá nhiều vào đàn lợn. Đây cũng là nguồn thựcphẩm cung cấp cho đông đảo người dân. Nếu xảy ra đại dịch thì có nguy cơ phải“xoá trắng” đàn lợn trên địa bàn.
Tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cấp chính quyền, ngành chức năng cần nỗ lực hơn nữatrong việc tiêu độc khử trùng, tiêm bao vây dập dịch, nhất là người chăn nuôicũng như người tiêu dùng cần vào cuộc một cách quyết liệt, kiên quyết không giếtmổ, mua bán và sử dụng sản phẩm từ lợn, sớm khống chế dịch bệnh./.