Bác sỹ Lê Hoàng San, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh nhận định rằng số ca mắc bệnh tay chân miệng và tỷ lệ bệnh nhân tay chân miệng có kết quả dương tính với EV 71 vẫn còn cao.
Ngày 8/2, tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 về công tác phòng chống dịch-dự án tiêm chủng mở rộng tại khu vực phía Nam, diễn ra tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, bác sỹ Lê Hoàng San cho rằng vệ sinh môi trường còn thấp, ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao và hiện chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh là những yếu tố khiến cho dịch tay chân miệng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm nay.
Bên cạnh đó, cúm A (H5N1) vẫn đang lưu hành và việc xâm nhập của chủng virút cúm Sotr-A (H3N2) tại khu vực phía Nam cũng đã xảy ra. Do đó, khả năng xuất hiện của hai loại dịch này là rất cao. Nguy hiểm hơn là sự hết hợp của các loại virus cúm có thể xảy ra nếu không có sự phòng ngừa và cảnh giác của người dân. Các loại dịch bệnh khác cũng cần quan tâm là dịch tả, viêm màng não mô cầu, liên cầu lợn ở nguời, bệnh do Hantavirus.
Trước tình hình này, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian tới, các tỉnh, thành cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống cúm gia cầm và cúm lợn; đồng thời thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh và hình thành cơ chế ứng phó dịch bệnh theo cấp độ…
Đồng thời, các tỉnh, thành cần tăng cường hơn nữa việc liên kết liên ngành trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là liên kết chặt chẽ giữa y tế với giáo dục.
Các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo các Trung tâm Y tế Dự phòng xây dựng kế hoạch phòng chống chủ động và tranh thủ sự hỗ trợ, không chờ dịch hết mới có thông báo và xin sự hỗ trợ, đồng thời cũng cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao sức khỏe của người dân trong cộng đồng./.
Ngày 8/2, tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 về công tác phòng chống dịch-dự án tiêm chủng mở rộng tại khu vực phía Nam, diễn ra tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, bác sỹ Lê Hoàng San cho rằng vệ sinh môi trường còn thấp, ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao và hiện chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh là những yếu tố khiến cho dịch tay chân miệng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm nay.
Bên cạnh đó, cúm A (H5N1) vẫn đang lưu hành và việc xâm nhập của chủng virút cúm Sotr-A (H3N2) tại khu vực phía Nam cũng đã xảy ra. Do đó, khả năng xuất hiện của hai loại dịch này là rất cao. Nguy hiểm hơn là sự hết hợp của các loại virus cúm có thể xảy ra nếu không có sự phòng ngừa và cảnh giác của người dân. Các loại dịch bệnh khác cũng cần quan tâm là dịch tả, viêm màng não mô cầu, liên cầu lợn ở nguời, bệnh do Hantavirus.
Trước tình hình này, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian tới, các tỉnh, thành cần chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống cúm gia cầm và cúm lợn; đồng thời thiết lập hệ thống giám sát dịch bệnh và hình thành cơ chế ứng phó dịch bệnh theo cấp độ…
Đồng thời, các tỉnh, thành cần tăng cường hơn nữa việc liên kết liên ngành trong công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là liên kết chặt chẽ giữa y tế với giáo dục.
Các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo các Trung tâm Y tế Dự phòng xây dựng kế hoạch phòng chống chủ động và tranh thủ sự hỗ trợ, không chờ dịch hết mới có thông báo và xin sự hỗ trợ, đồng thời cũng cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao sức khỏe của người dân trong cộng đồng./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)