Ngày 22/8, giá dầu trên thị trường châu Á đi xuống, trước triển vọng sản lượng dầu mỏ của Libya sẽ được khôi phục, sau khi phe đối lập tiến sâu vào thủ đô Tripoli.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2011 giảm 2,74 USD xuống 105,88 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2011 giảm 78 xu xuống 81,48 USD/thùng, sau khi tăng lên trên 83 USD/thùng vào đầu phiên.
Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định thông tin cho biết tình hình chiến sự tại Libya có thể sắp đến "hồi kết" là nhân tố gây sức ép lên thị trường dầu mỏ, đặc biệt là đối với dầu Brent.
Kênh truyền hình Al-Jazeera đưa tin lực lượng nổi dậy Libya tuyên bố họ đã kiểm soát thủ đô Tripoli, ngoại trừ thành trì Bab al-Aziziyah, đồng thời đã chiếm Quảng trường Xanh ở trung tâm thủ đô.
Trước khi nổ ra giao tranh, Libya, quốc gia thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sản xuất khoảng 1,49 triệu thùng dầu/ngày, trong đó 85% sản lượng được xuất sang thị trường châu Âu.
Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu tác động từ mối lo ngại về đà phục hồi "èo uột" của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro, ảnh hưởng xấu đến nhu cầu dầu mỏ. Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới./.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2011 giảm 2,74 USD xuống 105,88 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 9/2011 giảm 78 xu xuống 81,48 USD/thùng, sau khi tăng lên trên 83 USD/thùng vào đầu phiên.
Victor Shum, nhà phân tích thuộc công ty tư vấn năng lượng Purvin and Gertz, có trụ sở tại Singapore, nhận định thông tin cho biết tình hình chiến sự tại Libya có thể sắp đến "hồi kết" là nhân tố gây sức ép lên thị trường dầu mỏ, đặc biệt là đối với dầu Brent.
Kênh truyền hình Al-Jazeera đưa tin lực lượng nổi dậy Libya tuyên bố họ đã kiểm soát thủ đô Tripoli, ngoại trừ thành trì Bab al-Aziziyah, đồng thời đã chiếm Quảng trường Xanh ở trung tâm thủ đô.
Trước khi nổ ra giao tranh, Libya, quốc gia thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), sản xuất khoảng 1,49 triệu thùng dầu/ngày, trong đó 85% sản lượng được xuất sang thị trường châu Âu.
Bên cạnh đó, giá dầu còn chịu tác động từ mối lo ngại về đà phục hồi "èo uột" của kinh tế Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro, ảnh hưởng xấu đến nhu cầu dầu mỏ. Hiện Mỹ là quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)