Đã xuất hiện nhiều động thái tích cực được kỳ vọng có thể tạo cơ hội nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine vốn bị đình trệ hơn một năm nay.
Trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cùng ngoại trưởng các nước Arập nhóm họp để cân nhắc các cuộc đàm phán gián tiếp với Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng thể hiện thiện chí khi thuyết phục Thị trưởng Jerusalem ngừng kế hoạch phá hủy các ngôi nhà của người Palestine trong khuôn khổ một dự án du lịch của thành phố.
Trong cuộc gặp Thị trưởng Nir Barkat, Thủ tướng Netanyahu bày tỏ lo ngại rằng dự án phá hủy khoảng 20 ngôi nhà của người Palestine ở Silwan, thuộc Đông Jerusalem để biến một phần khu vực này thành công viên và khu kinh doanh du lịch, sẽ tạo ra một "hình ảnh méo mó" về kế hoạch "Vườn Thượng uyển" của Israel. Vì vậy, ông đề nghị Thị trưởng Jerusalem dành thêm thời gian để giúp người dân Palestine hiểu rằng mục đích của kế hoạch này là phục dựng một khu vườn trong kinh thánh nhằm thúc đẩy du lịch.
Thị trưởng Jerusalem đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Netanyahu và quyết định hoãn thảo luận về kế hoạch này tại địa phương, đồng thời tiếp tục lấy ý kiến người dân.
Mỹ đã ngay lập tức hoan nghênh động thái trên của Thủ tướng Netanyahu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crawley nhận định Israel và Palestine đang tiến gần hơn tới việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình bị ngưng trệ từ sau chiến dịch quân sự của Israel tại Dải Gaza cuối năm 2008 đầu năm 2009.
Cùng ngày, Tổng thống Abbas đã gặp ngoại trưởng các nước Arập tại Cairo để cân nhắc nối lại đàm phán gián tiếp với Israel.
Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Oman, ông Yusef bin Abdullah cho biết cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong ngày hôm nay (3/3), được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Sáng kiến Hòa bình Arập.
Sáng kiến này kêu gọi bình thường hóa quan hệ giữa thế giới Arập với Israel đổi lại việc Tel Aviv rút khỏi các lãnh thổ chiếm đóng của Arập, thành lập một nhà nước Palestine và một giải pháp "hợp lý" cho vấn đề người tị nạn Palestine.
Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Palestine với Israel sẽ thông qua đặc phái viên Trung Đông của Mỹ George Mitchell. Phía Palestine cho biết đàm phán trực tiếp sẽ chỉ diễn ra chừng nào thống nhất được các nội dung tiến trình hòa bình - cụ thể là việc Israel ngừng xây dựng khu định cư trên các phần đất chiếm đóng của Palestine và quan điểm rõ ràng của Mỹ về biên giới của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Trước đó, trong cuộc gặp Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, ông Abbas cho biết Palestine sẽ dựa trên kết quả của cuộc đàm phán gián tiếp sắp tới để quyết định việc nối lại đàm phán chính thức với Israel.
Cùng ngày 2/3, người phát ngôn Liên hợp quốc Martin Nesirky cho biết nhóm "Bộ Tứ" về Trung Đông - gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga, sẽ họp cấp Bộ trưởng tại Mátxcơva vào ngày 19/3 tới nhằm thảo luận về triển vọng nối lại hòa đàm Trung Đông. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sẽ tham dự cuộc họp này./.
Trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cùng ngoại trưởng các nước Arập nhóm họp để cân nhắc các cuộc đàm phán gián tiếp với Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng thể hiện thiện chí khi thuyết phục Thị trưởng Jerusalem ngừng kế hoạch phá hủy các ngôi nhà của người Palestine trong khuôn khổ một dự án du lịch của thành phố.
Trong cuộc gặp Thị trưởng Nir Barkat, Thủ tướng Netanyahu bày tỏ lo ngại rằng dự án phá hủy khoảng 20 ngôi nhà của người Palestine ở Silwan, thuộc Đông Jerusalem để biến một phần khu vực này thành công viên và khu kinh doanh du lịch, sẽ tạo ra một "hình ảnh méo mó" về kế hoạch "Vườn Thượng uyển" của Israel. Vì vậy, ông đề nghị Thị trưởng Jerusalem dành thêm thời gian để giúp người dân Palestine hiểu rằng mục đích của kế hoạch này là phục dựng một khu vườn trong kinh thánh nhằm thúc đẩy du lịch.
Thị trưởng Jerusalem đã chấp thuận đề nghị của Thủ tướng Netanyahu và quyết định hoãn thảo luận về kế hoạch này tại địa phương, đồng thời tiếp tục lấy ý kiến người dân.
Mỹ đã ngay lập tức hoan nghênh động thái trên của Thủ tướng Netanyahu. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crawley nhận định Israel và Palestine đang tiến gần hơn tới việc nối lại các cuộc đàm phán hòa bình bị ngưng trệ từ sau chiến dịch quân sự của Israel tại Dải Gaza cuối năm 2008 đầu năm 2009.
Cùng ngày, Tổng thống Abbas đã gặp ngoại trưởng các nước Arập tại Cairo để cân nhắc nối lại đàm phán gián tiếp với Israel.
Phát biểu sau cuộc họp, Ngoại trưởng Oman, ông Yusef bin Abdullah cho biết cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong ngày hôm nay (3/3), được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Sáng kiến Hòa bình Arập.
Sáng kiến này kêu gọi bình thường hóa quan hệ giữa thế giới Arập với Israel đổi lại việc Tel Aviv rút khỏi các lãnh thổ chiếm đóng của Arập, thành lập một nhà nước Palestine và một giải pháp "hợp lý" cho vấn đề người tị nạn Palestine.
Các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Palestine với Israel sẽ thông qua đặc phái viên Trung Đông của Mỹ George Mitchell. Phía Palestine cho biết đàm phán trực tiếp sẽ chỉ diễn ra chừng nào thống nhất được các nội dung tiến trình hòa bình - cụ thể là việc Israel ngừng xây dựng khu định cư trên các phần đất chiếm đóng của Palestine và quan điểm rõ ràng của Mỹ về biên giới của một nhà nước Palestine trong tương lai.
Trước đó, trong cuộc gặp Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, ông Abbas cho biết Palestine sẽ dựa trên kết quả của cuộc đàm phán gián tiếp sắp tới để quyết định việc nối lại đàm phán chính thức với Israel.
Cùng ngày 2/3, người phát ngôn Liên hợp quốc Martin Nesirky cho biết nhóm "Bộ Tứ" về Trung Đông - gồm Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nga, sẽ họp cấp Bộ trưởng tại Mátxcơva vào ngày 19/3 tới nhằm thảo luận về triển vọng nối lại hòa đàm Trung Đông. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon sẽ tham dự cuộc họp này./.
(TTXVN/Vietnam+)