Theo đánh giá, khách hàng mua các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có cáctập đoàn đa quốc gia, đang ngày càng thắt chặt các nguyên tắc mua hàng để tuânthủ trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ trong lĩnh vực môi trường và laođộng. Mặc dù điều này giúp cải thiện các vấn đề môi trường và thực hiện chínhsách lao động, nhưng xu hướng này vẫn có thể là trở ngại lớn đối với nhiều doanhnghiệp Việt Nam với hơn 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khó có khả năng đểthực hiện những yêu cầu nghiêm ngặt này.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ quyền lợi của người tiêu dùng ViệtNam bị xâm phạm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân do nhiều doanhnghiệp quá chú trọng vào những lợi ích tài chính trong ngắn hạn mà “phớt lờ”việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Thậm chí nhiềudoanh nghiệp đã gây tổn thất nghiêm trọng lợi ích người tiêu dùng bằng những sảnphẩm khiếm khuyết và sự cạnh tranh không lành mạnh.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lýcạnh tranh, Bộ Công Thương, cho biết Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cómột số điểm mới nhằm bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng, đó là bảo vệ thông tin cánhân người tiêu dùng; quy định rõ hơn trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cungcấp thông tin; một số điều khoản trong hợp đồng giao kết giữa nhà cung cấp sảnphẩm với người tiêu dùng đã được quy định để bảo vệ sự “yếu thế” của người tiêudùng. Ngoài ra, vấn đề trách nhiệm bảo hành; trách nhiệm thu hồi hàng hóa;trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cũng được quyđịnh chặt chẽ hơn.
Đặc biệt, Luật cũng quan tâm đến việc quản lý hợp đồng mẫu. Trong thờigian tới, Chính phủ có thể ban hành 9 nhóm danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăngký hợp đồng mẫu, tuy nhiên, ngoài 9 nhóm này ra, trong quá trình kiểm tra, nếuphát hiện ra sai phạm tại bất kỳ nhóm hàng hóa, dịch vụ nào thì vẫn có thể hủyvà yêu cầu làm lại hợp đồng.
Bên cạnh đó, phương pháp giải quyết tranh chấp giữangười tiêu dùng với doanh nghiệp đã linh hoạt hơn cho người tiêu dùng. Theo quyđịnh, mức phạt dành cho doanh nghiệp vi phạm là 30 triệu đồng, tuy không đáng kểnhưng hình thức công khai đối với doanh nghiệp vi phạm có tác dụng tốt trongviệc “răn đe.”
Theo thống kê từ Cục Quản lý cạnh tranh, năm 2010 Việt Nam đã xử lý 1.00vụ kiện xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng, trong khi một nước ít dân như HàLan, mỗi năm xử lý 3 triệu vụ. Phải chăng người tiêu dùng Việt Nam ít bị xâm hạihơn? Ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ CôngThương lý giải: người tiêu dùng Việt Nam hiện chưa có kiến thức, ý thức trongviệc sử dụng hàng hóa cũng như còn khá “dễ dãi”. Chính vì thế, người tiêu dùngcần được trang bị kiến thức và phải mạnh dạn tố cáo để bảo vệ quyền lợi chomình.
Ông Florian Beranek, Cố vấn trưởng Dự án Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp(UNIDO-EU) đưa ra khuyến cáo: Hiện có nhiều thương hiệu bán lẻ đang chờ mở cửađể “đổ bộ” vào Việt Nam. Cũng phải khẳng định, doanh nghiệp Việt Nam rất khó đểcung cấp được dịch vụ tốt ngay lập tức như các doanh nghiệp nước ngoài. Vì thếtrước mắt phải tạo thương hiệu và danh tiếng ngay tại thị trường nội địa và conđường ngắn nhất là đặt quyền lợi người tiêu dùng lên trên hết. Có như vậy doanhnghiệp mới nắm được cơ hội để tăng cường, mở rộng thị trường, từ đó tạo ra mộtnền tảng vững chắc để phát triển nền kinh tế bền vững.
Hơn nữa theo ông Florian Beranek Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn,ràng buộc trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa với cộngđồng người tiêu dùng, trả lại vị trí “khách hàng là thượng đế” theo đúng nghĩacủa phương châm này./.