Ngày 6/12, tại Thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp cùng các Bộ, ngành Trung ương tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 2012, thu hút trên 300 đại biểu tham dự.
Diễn đàn nhằm xác định những khó khăn, thách thức cần tháo gỡ để giúp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua suy giảm kinh tế, phát triển bền vững thời kỳ hội nhập, tiếp tục đóng góp cho công cuộc đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đưa kinh tế - xã hội khu vực vươn lên xứng với tiềm năng và vị thế của một trong những vùng đất có bề dày văn hóa – lịch sử và năng động bậc nhất hiện nay của cả nước.
Thông qua diễn đàn, nhiều vấn đề lớn được đặt ra để tìm kiếm giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới như: phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp và doanh nhân.
Trên cơ sở nhìn nhận những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, xác định các mục tiêu trọng tâm trong nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp một cách phù hợp với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 44.000 doanh nghiệp, trong đó có 264 doanh nghiệp nhà nước, 516 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn lại là doanh nghiệp trong nước và các loại hình khác. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều ở quy mô vừa và nhỏ, có sức cạnh tranh yếu, đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn khi hội nhập quốc tế.
Trước tình hình trên, việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp phải dựa vào các định hướng lớn. Đó là đẩy mạnh hợp tác và quy hoạch các lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp gắn kết với vùng nguyên liệu nông lâm thủy hải sản, hoàn thiện môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thông thoáng, liên kết giữa các doanh nghiệp và đối tác gắn với liên kết vùng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng sức cạnh tranh sản phẩm và doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường.
Tại diễn đàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cũng thành lập Hội đồng Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long./.
Diễn đàn nhằm xác định những khó khăn, thách thức cần tháo gỡ để giúp các doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua suy giảm kinh tế, phát triển bền vững thời kỳ hội nhập, tiếp tục đóng góp cho công cuộc đi lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đưa kinh tế - xã hội khu vực vươn lên xứng với tiềm năng và vị thế của một trong những vùng đất có bề dày văn hóa – lịch sử và năng động bậc nhất hiện nay của cả nước.
Thông qua diễn đàn, nhiều vấn đề lớn được đặt ra để tìm kiếm giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn mới như: phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, nâng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp và doanh nhân.
Trên cơ sở nhìn nhận những ưu điểm và hạn chế của doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, xác định các mục tiêu trọng tâm trong nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp một cách phù hợp với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có trên 44.000 doanh nghiệp, trong đó có 264 doanh nghiệp nhà nước, 516 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn lại là doanh nghiệp trong nước và các loại hình khác. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp đều ở quy mô vừa và nhỏ, có sức cạnh tranh yếu, đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức lớn khi hội nhập quốc tế.
Trước tình hình trên, việc tái cấu trúc lại các doanh nghiệp phải dựa vào các định hướng lớn. Đó là đẩy mạnh hợp tác và quy hoạch các lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp gắn kết với vùng nguyên liệu nông lâm thủy hải sản, hoàn thiện môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thông thoáng, liên kết giữa các doanh nghiệp và đối tác gắn với liên kết vùng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng sức cạnh tranh sản phẩm và doanh nghiệp để chiếm lĩnh thị trường.
Tại diễn đàn, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cũng thành lập Hội đồng Hiệp hội Doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long./.
Minh Trí (TTXVN)