Trong niềm vui đón xuân Quý Tỵ 2013, khách thập phương cũng như người dân Thủ đô như thấy hứng khởi hơn khi được ngắm nhìn những cây cầu vượt lung linh ánh điện, những tuyến đường trên cao mới mở, đường phố sạch sẽ, phong quang...
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông cho thành phố trong dịp Tết.
Thêm nhiều cây cầu, tuyến đường đưa vào khai thác
Năm 2012, người dân Thủ đô đã được chứng kiến sự đổi thay đáng kể về kết cấu hạ tầng cũng như ý thức của người tham gia giao thông. Trong Năm An toàn giao thông 2012, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo và tăng cường đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng trong xây dựng các công trình giao thông, diện mạo giao thông Thủ đô nhiều nét khởi sắc.
Tại cuộc làm việc mới đây giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo đã khẳng định sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ và thành phố đã đem lại những hiệu quả rõ rệt cho giao thông Thủ đô, đặc biệt trong việc xây dựng quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải và đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, việc hoàn thành và đưa vào khai thác vượt mức tiến độ dự án đường vành đai ba trên cao là minh chứng rõ nét cho sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả.
Trong năm 2012, nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng do Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố phối hợp triển khai như tuyến quốc lộ 32, đoạn Nam Thăng Long-Cầu Diễn; cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình; tuyến vành đai ba trên cao đoạn Pháp Vân-Mai Dịch đã hoàn thành và được đưa vào khai thác cùng với việc hoàn thành 5 cầu vượt kết cấu thép cho xe cơ giới tại Chùa Bộc-Tây Sơn, Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng, Láng-Lê Văn Lương, Láng-Trần Duy Hưng, nút Nam Hồng đã góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc, nhất là tại các nút giao thông vào giờ cao điểm.
Phát huy kết quả này, trong năm nay, Bộ Giao thông Vận tải và thành phố sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các dự án quan trọng khác như hầm chui nút Thanh Xuân, nút giao cầu Thanh Trì với quốc lộ 5, nút giao Trung Hòa, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, đường nối Nhật-Nội Bài, nhà ga T2, các tuyến đường sắt nội đô, các đoạn tuyến đường vành đai 4, các tuyến cao tốc hướng tâm, để đưa vào khai thác, giảm bớt quá tải cho hệ thống giao thông vốn đã chật hẹp.
Ngay trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, thành phố Hà Nội đã khởi công xây dựng thêm hai cầu vượt tại hai nút giao thông quan trọng tại nút giao Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân và nút giao Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã.
Với quyết tâm hoàn thành công trình đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất, các nhà thầu đã tập trung nhân lực, máy móc thi công trong suốt những ngày Tết. Công trình thi công Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Láng cũng bứt phá về đích sau 10 năm triển khai ì ạch.
Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới cũng đã thông tuyến đường từ Đào Tấn sang Nguyễn Khánh Toàn phục vụ tổ chức giao thông và thi công nút giao Đào Tấn, cầu vượt trên đê Bưởi, khởi công tuyến buýt nhanh BRT, đoạn Kim Mã- Khuất Duy Tiến.
Để tạo vẻ đẹp cho các tuyến đường, cây cầu, thành phố Hà Nội đã đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí kiến trúc cho các công trình giao thông gồm tuyến đường từ Nội Bài về trung tâm thành phố; cầu vượt Mai Dịch; cầu vượt Ngã Tư Sở; cầu vượt Ngã Tư Vọng; cầu vượt nút giao Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng; cầu vượt nút giao Chùa Bộc-Thái Hà; cầu vượt nút giao Nam Hồng; đường trên cao tuyến đường vành đai ba và tổ chức sơn cầu, hầm đường bộ đồng bộ với chiếu sáng kiến trúc công trình đã phát huy hiệu quả kiến trúc về ban đêm phục vụ nhân dân trong dịp Tết.
Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, trong năm 2013, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung. Trong đó, quyết liệt triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả công trình; hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông quan trọng như quốc lộ 32, đoạn Cầu Diễn- Nhổn, hợp phần vành đai 2 thuộc dự án Phát triển Giao thông đô thị Hà Nội, đường Cát Linh- La Thành- Thái Hà- Láng (đã thông xe), đường Văn Cao- Hồ Tây, đường Kim Mã- Trần Phú; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải và các quận, huyện, thị xã triển khai các công trình giao thông do Bộ đầu tư như dự án Nội Bài-Lào Cai, quốc lộ ba Hà Nội-Thái Nguyên, cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân- Nội Bài, cầu Vĩnh Thịnh.
Hệ thống giao thông trong nội đô cũng sẽ được cải thiện với hàng loạt dự án bao gồm xây dựng 34 cây cầu trong nhóm cầu yếu vượt sông Ba Thá, Hậu Xá, Mỗ Lao, Ngọc Hồi, Yến Vĩ, Từ Châu, Gốm, Đầm Mơ, Thuần Lương, Yên Trình, Zét..., 15 cầu đi bộ, nghiên cứu phương án xây dựng cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch; cầu vượt tại nút giao Nguyễn Văn Cừ- Nguyễn Sơn, cải tạo chỉnh trang khu vực nút giao đầu cầu phía bắc cầu Chương Dương.
Cùng với đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố xây dựng các đề án, quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải bám sát tình hình thẩm định "Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050" của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện làm cơ sở trình Chính phủ phê duyệt; phối hợp với các quận, huyện, thị xã chưa có quy hoạch chi tiết Giao thông Vận tải để lập và phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải chi tiết trên địa bàn các quận, huyện, thị xã theo quy hoạch đang trình phê duyệt.
Phát triển giao thông tĩnh
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong năm 2013, thành phố sẽ tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe trong khu vực nội đô, ven đô; xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối; dành quỹ đất bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2 và ngoài vành đai 3, các bãi đỗ xe tải, bến xe khách ngoài vành đai 3.
Thành phố tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng thiếu bãi đỗ xe; tập trung phối hợp và chỉ đạo triển khai một số bãi đỗ xe lắp ghép tại phố Trần Nhật Duật và Nguyễn Công Hoan.
Thành phố cũng sẽ quản lý chặt việc khai thác sử dụng các bến, bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh. Thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng mạng lưới bến, bãi đỗ xe, tình hình triển khai đầu tư các bến bãi đỗ xe trên địa bàn để tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung thành phố Hà Nội, tận dụng tối đa các không gian công cộng để áp dụng các công nghệ đỗ xe tiên tiến, tiết kiệm diện tích. Một số bãi và điểm đỗ xe hiện tại sẽ được rà soát và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình giao thông đi lại từng giai đoạn.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường xúc tiến đầu tư nhằm thu hút, kêu gọi, tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng vận tải công cộng, đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trong đó chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh thủ tục đầu tư xây dựng cá dự án hạ tầng giao thông tĩnh.
Những năm tới đây, hệ thống giao thông Thủ đô vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới khi tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông không theo kịp với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân.
Năm qua, ngành Giao thông đã thành công trong việc triển khai các giải pháp cấp bách chống ùn tắc giao thông. Song để giải quyết căn cơ vấn đề này chắc chắn sẽ phải chờ đến khi hoàn thiện hệ thống giao thông theo "Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050." Cùng với đó là việc phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông. Lúc đó, chắc chắn diện mạo giao thông sẽ khởi sắc thực sự và tình trạng tai nạn, ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô sẽ được khắc phục./.
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần kiềm chế ùn tắc và tai nạn giao thông cho thành phố trong dịp Tết.
Thêm nhiều cây cầu, tuyến đường đưa vào khai thác
Năm 2012, người dân Thủ đô đã được chứng kiến sự đổi thay đáng kể về kết cấu hạ tầng cũng như ý thức của người tham gia giao thông. Trong Năm An toàn giao thông 2012, thành phố Hà Nội đã tập trung chỉ đạo và tăng cường đầu tư, tạo cơ chế thông thoáng trong xây dựng các công trình giao thông, diện mạo giao thông Thủ đô nhiều nét khởi sắc.
Tại cuộc làm việc mới đây giữa Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo đã khẳng định sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ và thành phố đã đem lại những hiệu quả rõ rệt cho giao thông Thủ đô, đặc biệt trong việc xây dựng quy hoạch phát triển Giao thông Vận tải và đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thế Thảo nhấn mạnh, việc hoàn thành và đưa vào khai thác vượt mức tiến độ dự án đường vành đai ba trên cao là minh chứng rõ nét cho sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hiệu quả.
Trong năm 2012, nhiều dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng do Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố phối hợp triển khai như tuyến quốc lộ 32, đoạn Nam Thăng Long-Cầu Diễn; cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình; tuyến vành đai ba trên cao đoạn Pháp Vân-Mai Dịch đã hoàn thành và được đưa vào khai thác cùng với việc hoàn thành 5 cầu vượt kết cấu thép cho xe cơ giới tại Chùa Bộc-Tây Sơn, Láng Hạ-Huỳnh Thúc Kháng, Láng-Lê Văn Lương, Láng-Trần Duy Hưng, nút Nam Hồng đã góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc, nhất là tại các nút giao thông vào giờ cao điểm.
Phát huy kết quả này, trong năm nay, Bộ Giao thông Vận tải và thành phố sẽ tiếp tục phối hợp triển khai các dự án quan trọng khác như hầm chui nút Thanh Xuân, nút giao cầu Thanh Trì với quốc lộ 5, nút giao Trung Hòa, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, đường nối Nhật-Nội Bài, nhà ga T2, các tuyến đường sắt nội đô, các đoạn tuyến đường vành đai 4, các tuyến cao tốc hướng tâm, để đưa vào khai thác, giảm bớt quá tải cho hệ thống giao thông vốn đã chật hẹp.
Ngay trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ, thành phố Hà Nội đã khởi công xây dựng thêm hai cầu vượt tại hai nút giao thông quan trọng tại nút giao Đại Cồ Việt-Trần Khát Chân và nút giao Nguyễn Chí Thanh-Kim Mã.
Với quyết tâm hoàn thành công trình đưa vào khai thác trong thời gian sớm nhất, các nhà thầu đã tập trung nhân lực, máy móc thi công trong suốt những ngày Tết. Công trình thi công Cát Linh-La Thành-Thái Hà-Láng cũng bứt phá về đích sau 10 năm triển khai ì ạch.
Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới cũng đã thông tuyến đường từ Đào Tấn sang Nguyễn Khánh Toàn phục vụ tổ chức giao thông và thi công nút giao Đào Tấn, cầu vượt trên đê Bưởi, khởi công tuyến buýt nhanh BRT, đoạn Kim Mã- Khuất Duy Tiến.
Để tạo vẻ đẹp cho các tuyến đường, cây cầu, thành phố Hà Nội đã đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí kiến trúc cho các công trình giao thông gồm tuyến đường từ Nội Bài về trung tâm thành phố; cầu vượt Mai Dịch; cầu vượt Ngã Tư Sở; cầu vượt Ngã Tư Vọng; cầu vượt nút giao Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng; cầu vượt nút giao Chùa Bộc-Thái Hà; cầu vượt nút giao Nam Hồng; đường trên cao tuyến đường vành đai ba và tổ chức sơn cầu, hầm đường bộ đồng bộ với chiếu sáng kiến trúc công trình đã phát huy hiệu quả kiến trúc về ban đêm phục vụ nhân dân trong dịp Tết.
Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung
Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết, trong năm 2013, thành phố sẽ tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung. Trong đó, quyết liệt triển khai đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả công trình; hoàn thành dứt điểm các dự án giao thông quan trọng như quốc lộ 32, đoạn Cầu Diễn- Nhổn, hợp phần vành đai 2 thuộc dự án Phát triển Giao thông đô thị Hà Nội, đường Cát Linh- La Thành- Thái Hà- Láng (đã thông xe), đường Văn Cao- Hồ Tây, đường Kim Mã- Trần Phú; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải và các quận, huyện, thị xã triển khai các công trình giao thông do Bộ đầu tư như dự án Nội Bài-Lào Cai, quốc lộ ba Hà Nội-Thái Nguyên, cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân- Nội Bài, cầu Vĩnh Thịnh.
Hệ thống giao thông trong nội đô cũng sẽ được cải thiện với hàng loạt dự án bao gồm xây dựng 34 cây cầu trong nhóm cầu yếu vượt sông Ba Thá, Hậu Xá, Mỗ Lao, Ngọc Hồi, Yến Vĩ, Từ Châu, Gốm, Đầm Mơ, Thuần Lương, Yên Trình, Zét..., 15 cầu đi bộ, nghiên cứu phương án xây dựng cầu vượt tại nút giao Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch; cầu vượt tại nút giao Nguyễn Văn Cừ- Nguyễn Sơn, cải tạo chỉnh trang khu vực nút giao đầu cầu phía bắc cầu Chương Dương.
Cùng với đó, Sở Giao thông Vận tải thành phố xây dựng các đề án, quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải bám sát tình hình thẩm định "Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050" của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện làm cơ sở trình Chính phủ phê duyệt; phối hợp với các quận, huyện, thị xã chưa có quy hoạch chi tiết Giao thông Vận tải để lập và phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải chi tiết trên địa bàn các quận, huyện, thị xã theo quy hoạch đang trình phê duyệt.
Phát triển giao thông tĩnh
Theo ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong năm 2013, thành phố sẽ tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe trong khu vực nội đô, ven đô; xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối; dành quỹ đất bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2 và ngoài vành đai 3, các bãi đỗ xe tải, bến xe khách ngoài vành đai 3.
Thành phố tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch, ưu tiên đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe ngầm áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng thiếu bãi đỗ xe; tập trung phối hợp và chỉ đạo triển khai một số bãi đỗ xe lắp ghép tại phố Trần Nhật Duật và Nguyễn Công Hoan.
Thành phố cũng sẽ quản lý chặt việc khai thác sử dụng các bến, bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh. Thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng mạng lưới bến, bãi đỗ xe, tình hình triển khai đầu tư các bến bãi đỗ xe trên địa bàn để tiến hành quy hoạch, sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung thành phố Hà Nội, tận dụng tối đa các không gian công cộng để áp dụng các công nghệ đỗ xe tiên tiến, tiết kiệm diện tích. Một số bãi và điểm đỗ xe hiện tại sẽ được rà soát và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình giao thông đi lại từng giai đoạn.
Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường xúc tiến đầu tư nhằm thu hút, kêu gọi, tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng vận tải công cộng, đầu tư xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trong đó chú trọng việc cải cách thủ tục hành chính, giải quyết nhanh thủ tục đầu tư xây dựng cá dự án hạ tầng giao thông tĩnh.
Những năm tới đây, hệ thống giao thông Thủ đô vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới khi tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông không theo kịp với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân.
Năm qua, ngành Giao thông đã thành công trong việc triển khai các giải pháp cấp bách chống ùn tắc giao thông. Song để giải quyết căn cơ vấn đề này chắc chắn sẽ phải chờ đến khi hoàn thiện hệ thống giao thông theo "Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050." Cùng với đó là việc phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông. Lúc đó, chắc chắn diện mạo giao thông sẽ khởi sắc thực sự và tình trạng tai nạn, ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô sẽ được khắc phục./.
Tuyết Mai (TTXVN)