Đến cuối năm 2010, diện tích càphê của tỉnh đã tăng 8.800ha so với năm2009.
Ngay đầu mùa mưa năm nay, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc cũng đãcó kế hoạch chuyển hàng ngàn ha đất nương rẫy, đất gò đồi không chủ động nguồnnước sang trồng càphê.
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, việc tăng diện tích càphêồ ạt này không những phá vỡ quy hoạch sử dụng đất đai, một số diện tích câytrồng khác bị thu hẹp, không phát triển mà đặc biệt là diện tích rừng, kể cảrừng phòng hộ cũng giảm đi nhanh chóng do tình trạng đồng bào lấn chiếm rừng,đất rừng để trồng càphê.
Tỉnh Đắk Lắk đã có nghị quyết chuyên đề phát triển càphê bền vững từ năm2008, chủ yếu là giảm diện tích xuống chỉ còn từ 140.000-160.000ha trong vùngsinh thái thuận lợi để thâm canh đạt năng suất, sản lượng trên 400.000 tấn càphênhân/năm; tuy nhiên, trên thực tế, diện tích càphê vẫn tăng.
Qua khảo sát cho thấy, do lợi nhuận từ trồng càphê tăng cao hơn nhiều sovới các loại cây trồng khác nên đồng bào các dân tộc ở các huyện, thị xã, thànhphố đua nhau tự ý chuyển đất trồng ngô lai, đậu đỗ các loại, thậm chí phá vườnđiều chuyển sang trồng càphê.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, phần lớn diện tích càphê trồng mới này đều khôngchủ động được nguồn nước, có độ dốc lớn, nhiều nơi đất sỏi đá không thích hợpvới cây càphê. Ngay tại huyện Ea Súp, Lắk là những vùng đất thường xuyên bị ngậpnước, đất sét, có tầng đất nông không thích hợp cho cây càphê nhưng nhiều hộ giađình vẫn chạy theo phong trào, chuyển hàng chục ha đất màu sang trồng cây càphê.
Cũng chính do mở rộng diện tích càphê tự phát, không theo quy hoạch nênhàng năm cứ đến mùa khô, tỉnh Đắk Lắk luôn có hàng chục nghìn ha càphê bị khôhạn, chết khô không những làm giảm từ 30% sản lượng càphê nhân trở lên mà cònảnh hưởng nghiêm trọng cho sản xuất từ hai đến ba vụ tiếp theo, làm thiệt hạihàng chục tỷ đồng của bà con nông dân.
Ngay trong mùa khô năm 2011 vừa qua, tỉnh Đắk Lắk đã có trên 10.000hacàphê trồng ở những vùng xa nguồn nước, hoặc không chủ động được nguồn nước đãbị khô hạn, thiếu nước tưới làm giảm năng suất, sản lượng; trong đó, có trên3.164ha càphê mất trắng, hoặc thu hoạch không đáng kể.
Hiện nay, diện tích càphê của tỉnh Đắk Lắk đã tăng lên gần 191.000ha, 15huyện, thị xã, thành phố đều có diện tích càphê, trong đó có 177.890ha cho thuhoạch. Cư M’Gar là địa phương có diện tích càphê nhiều nhất với trên 35.942ha vàhuyện Ea Súp có diện tích thấp nhất là 31ha./.