Đắk Lắk là địa phương có diện tích, sản lượng điều nhiều nhất so với các tỉnh Tây Nguyên. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nông dân ở tỉnh này đã chuyển phần lớn diện tích trồng điều sang trồng các loại cây công nghiệp dài ngày khác nên diện tích điều giảm nhanh.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk chỉ còn gần 30.000ha điều, chủ yếu là điều đang trong giai đoạn kinh doanh cho thu hoạch, giảm trên 15.700ha so với năm 2008. Huyện Ea Súp, vùng trọng điểm điều của tỉnh, trước đây có trên 15.862ha nhưng nay giảm xuống chỉ còn 5.068ha.
Nguyên nhân dẫn đến thực trang này là do nhiều địa phương trước đây bất chấp các khuyến cáo của ngành chức năng, chạy theo phong trào, mở rộng diện tích cây điều, đưa vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, sử dụng giống không rõ nguồn gốc, giống điều thực sinh nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.
Thậm chí có nhiều vùng ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn cây điều phát triển mạnh, cành lá sum suê được người trồng điều đặc tên là "điều siêu lá” nhưng lại không có quả. Mặt khác, giá điều nhân bấp bênh, ngày càng xuống thấp (hiện chỉ còn 18.000 đến 21.500 đồng/kg điều nhân), nên nông dân chặt phá điều chuyển sang trồng các loại cây cao su, càphê, rừng nguyên liệu giấy, hoặc trồng sắn (mỳ).
Ngay tại huyện Ea Súp, nông dân và các đơn vị quân đội làm kinh tế đã chuyển phần lớn diện tích điều sang trồng rừng nguyên liệu giấy, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, với giá cả xuống thấp như hiện nay, nông dân tiếp tục chặt phá điều chuyển sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng khảo sát, đánh giá lại diện tích điều hiện có, xác định các vườn điều trồng thực sinh đã bị thoái hoá, năng suất thấp để có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cải tạo thay bằng các giống điều ghép.
Tỉnh cũng tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh cây điều cho đồng bào nhằm từng bước nâng dần trình độ thâm canh, chú trọng đến việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc đến bón phân, tỉa cành tạo hình để đạt năng suất cao hơn.
Hiện nay, cũng do thiếu nguyên liệu nên hàng loạt cơ sở chế biến điều của các địa phương trên địa bàn tỉnh như Cư Kuin, Ea Súp, Ea Kar phải đóng cửa, ngừng hoạt động./.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk chỉ còn gần 30.000ha điều, chủ yếu là điều đang trong giai đoạn kinh doanh cho thu hoạch, giảm trên 15.700ha so với năm 2008. Huyện Ea Súp, vùng trọng điểm điều của tỉnh, trước đây có trên 15.862ha nhưng nay giảm xuống chỉ còn 5.068ha.
Nguyên nhân dẫn đến thực trang này là do nhiều địa phương trước đây bất chấp các khuyến cáo của ngành chức năng, chạy theo phong trào, mở rộng diện tích cây điều, đưa vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, sử dụng giống không rõ nguồn gốc, giống điều thực sinh nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế kém.
Thậm chí có nhiều vùng ở huyện Ea Súp, Buôn Đôn cây điều phát triển mạnh, cành lá sum suê được người trồng điều đặc tên là "điều siêu lá” nhưng lại không có quả. Mặt khác, giá điều nhân bấp bênh, ngày càng xuống thấp (hiện chỉ còn 18.000 đến 21.500 đồng/kg điều nhân), nên nông dân chặt phá điều chuyển sang trồng các loại cây cao su, càphê, rừng nguyên liệu giấy, hoặc trồng sắn (mỳ).
Ngay tại huyện Ea Súp, nông dân và các đơn vị quân đội làm kinh tế đã chuyển phần lớn diện tích điều sang trồng rừng nguyên liệu giấy, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, với giá cả xuống thấp như hiện nay, nông dân tiếp tục chặt phá điều chuyển sang trồng các loại cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng khảo sát, đánh giá lại diện tích điều hiện có, xác định các vườn điều trồng thực sinh đã bị thoái hoá, năng suất thấp để có chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư cải tạo thay bằng các giống điều ghép.
Tỉnh cũng tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh cây điều cho đồng bào nhằm từng bước nâng dần trình độ thâm canh, chú trọng đến việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc đến bón phân, tỉa cành tạo hình để đạt năng suất cao hơn.
Hiện nay, cũng do thiếu nguyên liệu nên hàng loạt cơ sở chế biến điều của các địa phương trên địa bàn tỉnh như Cư Kuin, Ea Súp, Ea Kar phải đóng cửa, ngừng hoạt động./.
Quang Huy (TTXVN)