Sáng 6/8, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Trung tâm Quốc tế về chính sách chất có cồn (ICAP) và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức Lễ phát động triển khai chiến dịch đầu tiên thuộc Dự án "Cải thiện tình trạng uống rượu, bia và điều khiển phương tiện" nằm trong khuôn khổ Chương trình hành động toàn cầu phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn.
Ngay sau lễ phát động, các lực lượng chức năng và đông đảo người dân đã diễu hành trên các trục đường phố chính của thành phố.
Dự án "Cải thiện tình trạng uống rượu, bia và điều khiển phương tiện" được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng đến hết năm 2012, nhằm xây dựng một địa bàn mẫu để mở rộng việc áp dụng trên phạm vi cả nước. Thông điệp của dự án là "Đã uống rượu, bia thì không lái xe - Đã lái xe thì không uống rượu, bia."
Theo chương trình, từ nay đến 30/9, các lực lượng chức năng của thành phố Đà Nẵng tập trung tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông nghiêm túc thực hiện, nâng cao ý thức và tính tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
Chiến dịch tập trung tuyên truyền để mọi người không lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông với các hình thức như treo panô, khẩu hiệu, phát tờ rơi, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...
Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức các nhóm làm việc, kết hợp nghe các bài giảng của khóa tập huấn kỹ năng “Xây dựng chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về không lạm dụng chất có cồn và điều khiển giao thông.”
Khóa tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam” do ICAP tài trợ, hưởng ứng Thập kỷ hành động của Liên hiệp quốc và các chương trình quốc gia về an toàn giao thông của Chính phủ Việt Nam.
Theo ông Thân Văn Thanh - Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Đà Nẵng là địa phương duy nhất trong cả nước được chọn triển khai Dự án “Thí điểm sáng kiến cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam” với nhiều cách làm mới, nêu cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương.
Dự án chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa phương để tự đảm nhiệm các hoạt động dự án; qua đó Đà Nẵng sẽ có lực lượng cán bộ đủ khả năng triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông có hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.
Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, mỗi năm trung bình cả nước có 420.280 trường hợp tai nạn giao thông; trong đó có khoảng 29,8% nạn nhân bị chấn thương sọ não. Tử vong do tai nạn giao thông cao gấp 2,4 lần so với đuối nước và ngộ độc; cao gấp 5 lần so với tai nạn lao động và các loại tai nạn khác.
Nghiên cứu nguyên nhân tử vong ở Việt Nam từ năm 2008-2010 do các trường Đại học Y thực hiện cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ, chiếm 11,7% tổng số tử vong nói chung./.
Ngay sau lễ phát động, các lực lượng chức năng và đông đảo người dân đã diễu hành trên các trục đường phố chính của thành phố.
Dự án "Cải thiện tình trạng uống rượu, bia và điều khiển phương tiện" được thực hiện tại thành phố Đà Nẵng đến hết năm 2012, nhằm xây dựng một địa bàn mẫu để mở rộng việc áp dụng trên phạm vi cả nước. Thông điệp của dự án là "Đã uống rượu, bia thì không lái xe - Đã lái xe thì không uống rượu, bia."
Theo chương trình, từ nay đến 30/9, các lực lượng chức năng của thành phố Đà Nẵng tập trung tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông nghiêm túc thực hiện, nâng cao ý thức và tính tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.
Chiến dịch tập trung tuyên truyền để mọi người không lạm dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông với các hình thức như treo panô, khẩu hiệu, phát tờ rơi, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng...
Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức các nhóm làm việc, kết hợp nghe các bài giảng của khóa tập huấn kỹ năng “Xây dựng chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về không lạm dụng chất có cồn và điều khiển giao thông.”
Khóa tập huấn nằm trong khuôn khổ dự án “Sáng kiến cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam” do ICAP tài trợ, hưởng ứng Thập kỷ hành động của Liên hiệp quốc và các chương trình quốc gia về an toàn giao thông của Chính phủ Việt Nam.
Theo ông Thân Văn Thanh - Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, Đà Nẵng là địa phương duy nhất trong cả nước được chọn triển khai Dự án “Thí điểm sáng kiến cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện giao thông ở Việt Nam” với nhiều cách làm mới, nêu cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương.
Dự án chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ địa phương để tự đảm nhiệm các hoạt động dự án; qua đó Đà Nẵng sẽ có lực lượng cán bộ đủ khả năng triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông có hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn.
Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, mỗi năm trung bình cả nước có 420.280 trường hợp tai nạn giao thông; trong đó có khoảng 29,8% nạn nhân bị chấn thương sọ não. Tử vong do tai nạn giao thông cao gấp 2,4 lần so với đuối nước và ngộ độc; cao gấp 5 lần so với tai nạn lao động và các loại tai nạn khác.
Nghiên cứu nguyên nhân tử vong ở Việt Nam từ năm 2008-2010 do các trường Đại học Y thực hiện cho thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả nam và nữ, chiếm 11,7% tổng số tử vong nói chung./.
Văn Sơn (TTXVN/Vietnam+)