Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới liên tục biến động, người tiêu dùng trong nước vẫn chưa quen với việc điều chỉnh tăng-giảm, công tác điều hành xăng dầu cần thiết phải đảm bảo ổn định được trong một khoảng thời gian nhất định, tránh giật cục, gây "sốc".
Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương, tổ phó tổ giám sát liên bộ về xăng dầu trong nước đã chia sẻ điều này với phóng viên Vietnam+ xung quanh công tác điều hành giá xăng dầu và câu chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp đầu mối hiện nay.
Theo tính toán, trong 30 ngày vừa qua, giá dầu thế giới giảm đáng kể, giao dịch trên dưới 129 USD/thùng dầu thành phẩm và 119,2 USD/thùng xăng thành phẩm. Tuy nhiên, từ chiều ngày 8/6, giá xăng dầu lại có diễn biến "nóng" trở lại.
Từ thực tế này, ông An cho rằng việc lỗ hiện nay của các công ty xăng dầu trong nước là có thật, do giá xăng dầu trong nước bị kìm quá lâu và không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thậm chí sau khi tăng giá ngày 29/3, nhiều doanh nghiệp xăng dầu trong nước vẫn lỗ nặng. Cộng dồn từ đầu năm có doanh nghiệp đã lỗ cả nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá xăng dầu mới thực sự bắt đầu hạ nhiệt trong vài ngày gần đây và chỉ trông vào mức lãi này thôi cũng không thể nào bù đắp được các khoản lỗ trước kia.
[Những lo ngại trái khoáy của các công ty xăng dầu]
Mặt hàng có lãi nhiều nhất là dầu diesel (khoảng từ 500-900đồng/lít, tùy thời điểm nhập về của từng doanh nghiệp) và xăng khoảng trên 100 đồng mỗi lít, nên các doanh nghiệp phải tranh thủ nhập về để bán bù chéo cho những mặt hàng còn đang lỗ khác nữa.
"Nếu giảm giá ngay sẽ gây bất lợi vì giá xăng dầu thế giới đã 'nóng' trở lại, bởi thế, phương án nghiêng về việc tăng thuế và trích quĩ bình ổn, phòng trường hợp giá thế giới quay đầu tăng còn có khoản để bù đắp," ông An phân tích.
Điều này, theo giải thích của ông An, không có nghĩa là các cơ quan nhà nước nghiêng về doanh nghiệp mà không bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi trong câu chuyện này, cần phải hiểu là việc điều hành phải giữ được tính ổn định và "tránh giật cục."
"Trước đây, giá xăng dầu trong nước còn thấp hơn các nước lân cận từ 4.000-5.000 đồng/lít nhưng để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp đã không nâng giá bán," ông An nói tiếp.
Và những lúc khó khăn như vậy, nhiều đầu mối xăng dầu đã chịu những khoản lỗ rất lớn để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Nay giá xăng dầu thế giới mới chỉ hạ nhiệt đôi chút, doanh nghiệp cũng cần có khoản để dự phòng.
Trong Nghị định 84/CP về điều hành xăng dầu cũng qui định nhà nước sẽ không bù lỗ xăng dầu, do vậy doanh nghiệp khi kinh doanh cũng phải có lợi nhuận thì mới tồn tại được. "Nếu họ vừa có lãi đã siết lại thì lúc khó khăn liệu có doanh nghiệp nào dám đứng ra để bình ổn thị trường trong nước?" ông An nhấn mạnh.
Thực tế thời gian qua đã cho thấy một bài học kinh nghiệm về việc điều hành sao cho linh hoạt và ổn định thị trường. Đã có lúc nhiều doanh nghiệp vì lỗ mà không nhập hàng về để bán, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Trong khi đó, việc dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa thực sự chuẩn xác, chưa tính hết được nhu cầu hàng năm phải tiêu thụ bao nhiêu xăng cho tiêu dùng và bao nhiều dầu diesel cho sản xuất... để chia đều cho các doanh nghiệp.
Điều này đã dẫn tới chuyện doanh nghiệp thấy lỗ mặt hàng nào thì lập tức sẽ hạn chế nhập mặt hàng đó và tăng mua những mặt hàng khác ít lỗ hơn, và đương nhiên gánh nặng bình ổn thị trường dồn lên các doanh nghiệp chủ chốt.
Thị trường thì mỗi ngày một giá, trong khi người dân vẫn chưa quen với việc nay lên, mai xuống của thị trường này. Chính vì vậy, để tránh gây "sốc," cần có những chính sách dài hạn, tránh lặp lại kịch bản cũ là chưa kịp giảm giá thì đã lo tăng trở lại, thậm chí mức giảm không đáng bao nhiêu nhưng khi tăng thì lại quá lớn.
"Việc tăng thuế và cho doanh nghiệp trích lập quĩ bình ổn thực chất là để giúp bình ổn thị trường trong những lúc giá cả biến động thất thường, điều này cũng một phần giảm bớt gánh nặng do các khoản lỗ từ trước mà doanh nghiệp phải chịu," ông An phân tích./.
Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công thương, tổ phó tổ giám sát liên bộ về xăng dầu trong nước đã chia sẻ điều này với phóng viên Vietnam+ xung quanh công tác điều hành giá xăng dầu và câu chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp đầu mối hiện nay.
Theo tính toán, trong 30 ngày vừa qua, giá dầu thế giới giảm đáng kể, giao dịch trên dưới 129 USD/thùng dầu thành phẩm và 119,2 USD/thùng xăng thành phẩm. Tuy nhiên, từ chiều ngày 8/6, giá xăng dầu lại có diễn biến "nóng" trở lại.
Từ thực tế này, ông An cho rằng việc lỗ hiện nay của các công ty xăng dầu trong nước là có thật, do giá xăng dầu trong nước bị kìm quá lâu và không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thậm chí sau khi tăng giá ngày 29/3, nhiều doanh nghiệp xăng dầu trong nước vẫn lỗ nặng. Cộng dồn từ đầu năm có doanh nghiệp đã lỗ cả nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, giá xăng dầu mới thực sự bắt đầu hạ nhiệt trong vài ngày gần đây và chỉ trông vào mức lãi này thôi cũng không thể nào bù đắp được các khoản lỗ trước kia.
[Những lo ngại trái khoáy của các công ty xăng dầu]
Mặt hàng có lãi nhiều nhất là dầu diesel (khoảng từ 500-900đồng/lít, tùy thời điểm nhập về của từng doanh nghiệp) và xăng khoảng trên 100 đồng mỗi lít, nên các doanh nghiệp phải tranh thủ nhập về để bán bù chéo cho những mặt hàng còn đang lỗ khác nữa.
"Nếu giảm giá ngay sẽ gây bất lợi vì giá xăng dầu thế giới đã 'nóng' trở lại, bởi thế, phương án nghiêng về việc tăng thuế và trích quĩ bình ổn, phòng trường hợp giá thế giới quay đầu tăng còn có khoản để bù đắp," ông An phân tích.
Điều này, theo giải thích của ông An, không có nghĩa là các cơ quan nhà nước nghiêng về doanh nghiệp mà không bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi trong câu chuyện này, cần phải hiểu là việc điều hành phải giữ được tính ổn định và "tránh giật cục."
"Trước đây, giá xăng dầu trong nước còn thấp hơn các nước lân cận từ 4.000-5.000 đồng/lít nhưng để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp đã không nâng giá bán," ông An nói tiếp.
Và những lúc khó khăn như vậy, nhiều đầu mối xăng dầu đã chịu những khoản lỗ rất lớn để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Nay giá xăng dầu thế giới mới chỉ hạ nhiệt đôi chút, doanh nghiệp cũng cần có khoản để dự phòng.
Trong Nghị định 84/CP về điều hành xăng dầu cũng qui định nhà nước sẽ không bù lỗ xăng dầu, do vậy doanh nghiệp khi kinh doanh cũng phải có lợi nhuận thì mới tồn tại được. "Nếu họ vừa có lãi đã siết lại thì lúc khó khăn liệu có doanh nghiệp nào dám đứng ra để bình ổn thị trường trong nước?" ông An nhấn mạnh.
Thực tế thời gian qua đã cho thấy một bài học kinh nghiệm về việc điều hành sao cho linh hoạt và ổn định thị trường. Đã có lúc nhiều doanh nghiệp vì lỗ mà không nhập hàng về để bán, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Trong khi đó, việc dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa thực sự chuẩn xác, chưa tính hết được nhu cầu hàng năm phải tiêu thụ bao nhiêu xăng cho tiêu dùng và bao nhiều dầu diesel cho sản xuất... để chia đều cho các doanh nghiệp.
Điều này đã dẫn tới chuyện doanh nghiệp thấy lỗ mặt hàng nào thì lập tức sẽ hạn chế nhập mặt hàng đó và tăng mua những mặt hàng khác ít lỗ hơn, và đương nhiên gánh nặng bình ổn thị trường dồn lên các doanh nghiệp chủ chốt.
Thị trường thì mỗi ngày một giá, trong khi người dân vẫn chưa quen với việc nay lên, mai xuống của thị trường này. Chính vì vậy, để tránh gây "sốc," cần có những chính sách dài hạn, tránh lặp lại kịch bản cũ là chưa kịp giảm giá thì đã lo tăng trở lại, thậm chí mức giảm không đáng bao nhiêu nhưng khi tăng thì lại quá lớn.
"Việc tăng thuế và cho doanh nghiệp trích lập quĩ bình ổn thực chất là để giúp bình ổn thị trường trong những lúc giá cả biến động thất thường, điều này cũng một phần giảm bớt gánh nặng do các khoản lỗ từ trước mà doanh nghiệp phải chịu," ông An phân tích./.
Xuân Quảng (Vietnam+)