Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4/11/2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Nghị định trên nhằm điều hành xuất khẩu gạo theo hướng có lợi cho người trồng lúa, đồng thời đảm bảo tiêu thụ thóc gạo cho người trồng, cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
Theo nghị định, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh, kho chuyên dùng phù hợp tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, đồng thời phải có cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Kho chứa và cơ sở xay, xát thóc phải thuộc sở hữu thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo.
Những thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận xuất khẩu. Trường hợp có diễn biến bất thường phải báo cáo Bộ Công Thương để xử lý.
Nghị định cũng nêu rõ, việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị theo dõi tình hình sản xuất lúa, gạo các mùa vụ trong năm, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, sau đó mới có thể xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định rõ nguyên tắc điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu theo hướng bình quân từng vụ sản xuất được xác đinh và công bố (gọi là giá thóc định hướng) nhằm đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng thì Nhà nước sẽ điều tiết để đảm bảo giá thóc, gạo đồng thời đảm bảo xuất khẩu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011./.
Nghị định trên nhằm điều hành xuất khẩu gạo theo hướng có lợi cho người trồng lúa, đồng thời đảm bảo tiêu thụ thóc gạo cho người trồng, cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần bình ổn giá thóc, gạo trong nước.
Theo nghị định, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh, kho chuyên dùng phù hợp tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, đồng thời phải có cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. Kho chứa và cơ sở xay, xát thóc phải thuộc sở hữu thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo.
Những thương nhân có đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận xuất khẩu. Trường hợp có diễn biến bất thường phải báo cáo Bộ Công Thương để xử lý.
Nghị định cũng nêu rõ, việc điều hành xuất khẩu gạo phải đảm bảo thực hiện trên nguyên tắc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị theo dõi tình hình sản xuất lúa, gạo các mùa vụ trong năm, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, sau đó mới có thể xuất khẩu.
Bên cạnh đó, nghị định cũng quy định rõ nguyên tắc điều tiết giá thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu theo hướng bình quân từng vụ sản xuất được xác đinh và công bố (gọi là giá thóc định hướng) nhằm đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa theo chính sách hiện hành. Trường hợp giá thóc hàng hóa trên thị trường thấp hơn giá thóc định hướng thì Nhà nước sẽ điều tiết để đảm bảo giá thóc, gạo đồng thời đảm bảo xuất khẩu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011./.
(TTXVN/Vietnam+)