Ngày 24/12, với đa số áp đảo phiếu đồng thuận, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tổ chức hội nghị cuối cùng của Liên hợp quốc về Hiệp ước Buôn bán vũ khí (ATT) tại New York từ ngày 18-28/3/2013.
Hội nghị cuối cùng này sẽ đàm phán về các tiêu chuẩn quốc tế chung có khả năng cao nhất về xuất nhập khẩu và chuyển giao hàng loạt vũ khí thông thường.
Đây sẽ là cơ hội lịch sử để đạt được một hiệp ước toàn diện nhằm giải quyết hiệu quả các nguồn vũ khí trái phép trên khắp thế giới.
Cùng ngày, Ngoại trưởng bảy nước đồng tác giả của Bản nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc gồm Argentina, Australia, Costa Rica, Phần Lan, Nhật Bản, Kenya và Anh về ATT đã ra tuyên bố chung hoan nghênh việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết trên và đặc biệt hoan nghênh việc tổ chức hội nghị cuối cùng của Liên hợp quốc về Hiệp ước Buôn bán vũ khí.
Các Ngoại trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy hoạt động hướng tới Hiệp ước Buôn bán vũ khí, đồng thời cảm ơn các nước tiếp tục ủng hộ Hiệp ước Buôn bán vũ khí, đề nghị tất cả các nước nỗ lực hướng tới một hiệp ước mạnh mẽ, cân bằng và hiệu quả tại hội nghị cuối cùng về ATT và khuyến khích tất cả các phái đoàn làm việc trên tinh thần xây dựng để hội nghị sắp tới thành công.
Các Ngoại trưởng cũng cam kết tiếp tục hoạt động hơn nữa để bảo đảm Hiệp ước Buôn bán vũ khí sẽ được ký và thông qua vào cuối tháng 3/2013, hoàn toàn ủng hộ việc chỉ định Đại sứ Australia Peter Woolcott làm chủ tịch hội nghị nói trên và yêu cầu tất cả các nước ủng hộ nhiệm vụ của ông.
Trước đó, hồi tháng 7/2011, Hội nghị của Liên hợp quốc đã tiến gần đến việc thông qua một bản hiệp ước về vấn đề này. Tuy nghiên, khi kết thúc hội nghị, đa số các nước thành viên đề nghị tiếp tục tiến trình xem xét hướng tới việc thông qua hiệp ước.
Ngày 24/12, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết với đa số phiếu đồng thuận áp đảo và hơn 100 nhà đồng tài trợ của các nước thành viên Liên hợp quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy đa số các nước thành viên Liên hợp quốc ủng hộ bản hiệp ước mạnh mẽ, cân bằng và hiệu quả để từ đó đề ra những tiêu chuẩn toàn cầu chung có khả năng cao nhất cho việc chuyển giao quốc tế các loại vũ khí thông thường./.
Hội nghị cuối cùng này sẽ đàm phán về các tiêu chuẩn quốc tế chung có khả năng cao nhất về xuất nhập khẩu và chuyển giao hàng loạt vũ khí thông thường.
Đây sẽ là cơ hội lịch sử để đạt được một hiệp ước toàn diện nhằm giải quyết hiệu quả các nguồn vũ khí trái phép trên khắp thế giới.
Cùng ngày, Ngoại trưởng bảy nước đồng tác giả của Bản nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc gồm Argentina, Australia, Costa Rica, Phần Lan, Nhật Bản, Kenya và Anh về ATT đã ra tuyên bố chung hoan nghênh việc Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết trên và đặc biệt hoan nghênh việc tổ chức hội nghị cuối cùng của Liên hợp quốc về Hiệp ước Buôn bán vũ khí.
Các Ngoại trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc thúc đẩy hoạt động hướng tới Hiệp ước Buôn bán vũ khí, đồng thời cảm ơn các nước tiếp tục ủng hộ Hiệp ước Buôn bán vũ khí, đề nghị tất cả các nước nỗ lực hướng tới một hiệp ước mạnh mẽ, cân bằng và hiệu quả tại hội nghị cuối cùng về ATT và khuyến khích tất cả các phái đoàn làm việc trên tinh thần xây dựng để hội nghị sắp tới thành công.
Các Ngoại trưởng cũng cam kết tiếp tục hoạt động hơn nữa để bảo đảm Hiệp ước Buôn bán vũ khí sẽ được ký và thông qua vào cuối tháng 3/2013, hoàn toàn ủng hộ việc chỉ định Đại sứ Australia Peter Woolcott làm chủ tịch hội nghị nói trên và yêu cầu tất cả các nước ủng hộ nhiệm vụ của ông.
Trước đó, hồi tháng 7/2011, Hội nghị của Liên hợp quốc đã tiến gần đến việc thông qua một bản hiệp ước về vấn đề này. Tuy nghiên, khi kết thúc hội nghị, đa số các nước thành viên đề nghị tiếp tục tiến trình xem xét hướng tới việc thông qua hiệp ước.
Ngày 24/12, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết với đa số phiếu đồng thuận áp đảo và hơn 100 nhà đồng tài trợ của các nước thành viên Liên hợp quốc. Đây là một dấu hiệu cho thấy đa số các nước thành viên Liên hợp quốc ủng hộ bản hiệp ước mạnh mẽ, cân bằng và hiệu quả để từ đó đề ra những tiêu chuẩn toàn cầu chung có khả năng cao nhất cho việc chuyển giao quốc tế các loại vũ khí thông thường./.
(TTXVN)